Phát hiện loài dực long như bước ra từ phim viễn tưởng
Hóa thạch 160 triệu năm tuổi ở Trung Quốc hé lộ một loài thằn lằn bay cổ đại chưa từng được biết tới.
Theo mô tả trên tạp chí PeerJ, loài dực long mới - được đặt tên là Sinomacrops bondei - sở hữu khuôn mặt mập mạp với đôi mắt to và một chiếc cằm ngắn, trông giống những con chim Porgs đáng yêu trong bộ phim khoa học viễn tưởng Star Wars: The Last Jedi của Disney.
Mô phỏng loài Sinomacrops bondei (trái) so với chim Porgs trong phim Star Wars. (Ảnh: Zhao Chuang).
Hóa thạch 160 triệu năm tuổi của sinh vật được tìm thấy tại hệ tầng Tiaojishan ở tỉnh Hà Bắc, phía đông bắc Trung Quốc. Đây là mẫu vật đầu tiên thuộc họ Anurognathid vẫn còn lưu giữ hộp sọ nguyên vẹn, cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự tiến hóa và phát sinh loài của nhóm thằn lằn bay cổ đại này.
Anurognathid phân bố ở châu Á và châu Âu từ kỷ Jura giữa đến kỷ Phấn Trắng sớm, cách đây khoảng 164 - 122 triệu năm. Chúng có kích thước nhỏ hơn nhiều so hầu hết họ hàng sống cùng thời. Tất cả các loài Anurognathid từng được biết đến đều có sải cánh không vượt quá 90cm.
Hóa thạch Sinomacrops bondei với hộp sọ gần như nguyên vẹn. (Ảnh: Zhao Chuang).
Sinomacrops bondei được cho là sử dụng đôi cánh của nó để bay lượn trong các khu rừng nguyên sinh và săn các loài côn trùng nhỏ trên không.
Đến nay, mới chỉ có ba loài Anurognathid được mô tả ở Trung Quốc. Phát hiện mới bởi vậy có ý nghĩa rất quan trọng. Mẫu vật hóa thạch duy nhất của Sinomacrops bondei hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Cổ sinh vật học Cẩm Châu ở miền trung Trung Quốc.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.
