Phát hiện loài ếch, cóc... mới ở Lâm Đồng

Vài năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện và công bố một số loài động và thực vật mới ở Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) khiến không chỉ dư luận trong nước mà cả nước ngoài đặc biệt quan tâm.

Ông Lê Văn Hương - Giám đốc Vườn quốc gia (VQG) Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) cho biết: Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện và công bố một số loài động và thực vật mới ở VQG Bidoup Núi Bà khiến cho không chỉ dư luận trong nước mà cả nước ngoài đặc biệt quan tâm.

Cụ thể, các nhà khoa học Australia, Hoa Kỳ và Việt Nam đã công bố trên Tạp chí Động vật học Zootaxa một loài thú mới được phát hiện tại VQG Bidoup Núi Bà có tên là “ếch cây ma cà rồng”.


Ếch cây ma cà rồng vừa phát hiện tại VQG Bidoup
Núi Bà (ảnh do VQG Bidoup Núi Bà cung cấp).

Giám đốc VQG Bidoup Núi Bà Lê Văn Hương giải thích thêm: “Loài ếch này có tên khoa học là Rhacophorus vampyrus. Loài “ếch cây ma cà rồng” được phân biệt với các loài khác trong cùng giống bởi đặc điểm lưng chúng có màu nâu nhạt đến đỏ gạch; họng, ngực và bụng có màu trắng; hai bên sườn, trước và sau đùi có màu đen; giữa các ngón chi trước và chi sau có màng da màu xám đến đen. Đây là loài ếch cây thứ 17 thuộc giống Rhocophorus được phát hiện, sau 16 loài đã được phát hiện ở Việt Nam”.

Gần đây nhất, các nhà khoa học cũng đã phát hiện tại VQG Bidoup Núi Bà một loài sinh vật mới có tên là “cóc mày mắt trắng”. Cóc mày mắt trắng ở VQG Bidoup Núi Bà có tên khoa học là Leptobrachium leucops. Chúng được phát hiện ở vùng rừng thuộc cao nguyên Langbian, nằm trong ranh giới giữa Lâm Đồng và Khánh Hòa.


Loài dạ hợp Bidoup

Về thực vật, gần đây nhất, hai nhà khoa học của Việt Nam và Trung Quốc là TS Vũ Quang Nam và TS Nian He Xia đã phát hiện và công bố trên một tạp chí chuyên ngành của Phần Lan một loài mới ở VQG Bidoup Núi Bà có tên làdạ hợp Bidoup”.

“Nơi được tìm thấy loài thực vật mới này là đỉnh Hòn Giao, trong một khu rừng lá rộng thường xanh ở độ cao gần 2.000m; chúng mọc hỗn giao với một số loài khác. Dạ hợp Bidoup là loài mới thứ hai thuộc họ “ngọc lan” được phát hiện và công bố ở Việt Nam trong năm 2011” - ông Lê Văn Hương nói thêm.

Được biết, với địa hình chia cắt mạnh bởi những dãy núi cao như Bidoup (2.287m), Langbian (2.167m), Hòn Giao (2.060m)…, VQG Bidoup Núi Bà là một trong những “mẫu chuẩn” của Việt Nam và thế giới về sự đa dạng sinh học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"

Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 25/06/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 22/06/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News