Phát hiện loài ếch “tí hon” mới Diasporus tại Costa Rica

​Các nhà khoa học Costa Rica vừa khẳng định phát hiện một loài ếch mới tại nước này, sau khi nhận được thông tin từ một nhân viên du lịch trong khu vực dãy núi Talamanca.

Cách đây 4 năm, Stanley Salazar, một nhân viên du lịch có sở thích tìm hiểu các loài lưỡng cư, đã thông báo với các nhà khoa học của Đại học Costa Rica (UCR) về một loài ếch tí hon mà ông quan sát được trong khu rừng Plátano thuộc dãy núi Talamanca, và cho rằng có thể là một loài chưa được thống kê.

Phát hiện loài ếch “tí hon” mới Diasporus tại Costa Rica
Các cá thể của loài ếch mới phát hiện này có kích cỡ chỉ từ 1-2cm. (Nguồn: bohemia.cu).

Sau thời gian dài xác minh, các nhà nghiên cứu sinh học của UCR đã đăng bài viết trên tạp chí chuyên ngành Zootaxa khẳng định phát hiện trên, cho biết loài ếch mới thuộc họ Diasporus và được đặt tên khoa học là Diasporus amirae, theo tên con gái của ông Salazar, cô Amira Salazar Vásquez.

Các cá thể của loài ếch mới phát hiện này có kích cỡ chỉ từ 1-2cm, có màu cà phê tối và bụng màu xám và xanh da trời, nét khác biệt của Diasporus amirae so với các loài khác cùng họ là chúng “đậm người” hơn.

Điểm khác biệt nữa của Diasporus amirae là chúng sinh sống trong những hố nhỏ rất gần mặt đất, nói cách khác là ở thảm thực vật thấp. Thay vì kêu liên tục, chúng cũng chỉ kêu 1 lần trong thời gian 5-10 phút.

Do các loài ếch thường im lặng khi trời mưa, trong khi Talamanca lại là nơi có lượng mưa tương đối dày, cùng với những đặc điểm nêu trên của Diasporus amirae, việc tìm kiếm chúng là rất khó khăn và tới nay các nhà nghiên cứu mới gặp được 10 cá thể mẫu, tất cả đều là con đực, tại vùng rừng Plátano, trên độ cao 1000m so với mặt nước biển.

Riêng tại Costa Rica, hiện đã thống kê được 5 loài thuộc họ Diasporus, thường được người dân bản địa gọi là “ếch chuông” do tiếng kêu đặc trưng của nó rất giống tiếng chuông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hơn 2.200 mảnh gốm và vật dụng thời kỳ tiền Inca

Phát hiện hơn 2.200 mảnh gốm và vật dụng thời kỳ tiền Inca

Nghiên cứu khảo cổ sơ bộ cho thấy đây là những dụng cụ được người xưa dùng để săn bắn, làm nông nghiệp và sử dụng trong gia đình.

Đăng ngày: 20/06/2019
Bắc Kạn: Phát hiện di tích khảo cổ người tiền sử ở Ba Bể

Bắc Kạn: Phát hiện di tích khảo cổ người tiền sử ở Ba Bể

Từ ngày 11 đến 14/6, Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn đã mời các chuyên gia chủ trì nghiên cứu, đào thám sát chuyên ngành khảo cổ học địa điểm động Puông cạn, thôn Bản Vài, xã Khang Ninh, Ba Bể.

Đăng ngày: 20/06/2019
Bí ẩn về những bức tượng tồn tại suốt 800 năm khiến người Trung Quốc phải kính sợ

Bí ẩn về những bức tượng tồn tại suốt 800 năm khiến người Trung Quốc phải kính sợ

Cuối cùng bí ẩn về những bức tượng tưởng là hóa thân của ma quỷ lại có ý nghĩa lớn đối với người xưa đến vậy.

Đăng ngày: 19/06/2019
Linh cẩu đã xuất hiện ở… Bắc Cực trong Kỷ băng hà cuối cùng

Linh cẩu đã xuất hiện ở… Bắc Cực trong Kỷ băng hà cuối cùng

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hoá thạch nhiều sinh vật ở Bắc Cực. Tuy nhiên lần đầu tiên phát hiện ra hoá thạch linh cẩu.

Đăng ngày: 19/06/2019

"Mộ phần" dưới đáy biển lộ diện sau 1 thế kỷ

Nyora, được mệnh danh là con tàu chết chóc, có thể là mộ phần dưới đáy biển của 14 người mất tích trong vụ đắm tàu 102 năm trước.

Đăng ngày: 19/06/2019
Phát hiện hóa thạch bọ ba thùy khổng lồ ở Australia

Phát hiện hóa thạch bọ ba thùy khổng lồ ở Australia

Hóa thạch trên hòn đảo Kangaroo tiết lộ loài bọ ba thùy lớn nhất từng sinh sống ở Australia với chiều dài lên tới 30 cm.

Đăng ngày: 19/06/2019
Lò hương chứa cần sa trong ngôi mộ 2.500 năm ở Trung Quốc

Lò hương chứa cần sa trong ngôi mộ 2.500 năm ở Trung Quốc

Dư lượng cần sa được tìm thấy trong ngôi mộ cổ ở vùng núi phía tây Trung Quốc, bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng loài cây này.

Đăng ngày: 14/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News