Phát hiện loài giun nhỏ bé có khả năng phát ra âm thanh… lớn nhất trên đại dương

Có thể nhiều người sẽ nghĩ đến việc đây là một điều kì lạ nhưng sự thực loài giun biển mới được phát hiện có khả năng tạo ra những âm thanh to nhất từng được ghi lại trên đại dương.

Khi bạn nghĩ về âm thanh lớn, bạn có thể tưởng tượng tiếng hét… tách đôi tai hoặc tiếng nổ khiến toàn than chúng ta rung động. Nhưng nếu trong môi trường đại dương thì sao? Loài giun biển chỉ dài khoảng 29mm đã tạo nên kỷ lục khiến các nhà nghiên cứu phải ngạc nhiên.


Loài giun biển mới được phát hiện có khả năng tạo ra âm thanh đáng ngạc nhiên dưới đại dương.

Căn cứ được đưa ra từ nhà sinh vật học biển Ryutaro Goto từ Đại học Kyoto và các đồng nghiệp đã đo được âm thanh phát ra từ những con giun này, chúng phát ra âm thanh ở cường độ lên tới… 157 dB.

Thực tế, chúng ta có thể nghe thấy âm thanh thấp tới 10 dB, nhưng khoảng 130 dB âm thanh có thể trở nên đau đớn và gây hại cho tai.

"Âm thanh của loài giun mới được phát hiện có thể so sánh với âm thanh được tạo ra so với cách loài tôm tấn công con mồi, đây là một trong những âm thanh sinh học dữ dội nhất đã được đo trên biển", các nhà nghiên cứu giải thích.

Loài tôm được nhắc đến có thể tạo ra cường độ âm thanh lên tới 189 dB để chúng làm choáng con mồi, cường độ này đủ để phá vỡ kính.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những động vật thân mềm không được biết là phát ra âm thanh lớn, ít nhất là cho đến khi nhóm nghiên cứu đưa các sinh vật này trở lại phòng thí nghiệm và chứng kiến ​​những tiếng động nhỏ phát ra từ miệng chúng.

"Một tiếng nổ lớn có thể là sản phẩm phụ của cuộc tấn công bằng miệng nhanh”, các nhà nghiên cứu bình luận.

Thực tế, loài giun biển kì lạ này chỉ mới được mô tả gần đây vào năm 2017, chúng đã khoét lỗ trên bọt biển dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản, nơi chờ đợi con mồi và quyết liệt bảo vệ bãi cỏ khỏi các đối thủ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất