Phát hiện loài khủng long ăn thịt mới từng sống ở sa mạc
Hóa thạch được tìm thấy ở miền nam Brazil hé lộ một loài khủng long ăn thịt cỡ nhỏ mới thích nghi tốt với môi trường sa mạc.
Các nhà cổ sinh vật học từ Brazil và Argentina hôm 26/6 công bố phát hiện một loài khủng long ăn thịt mới từng lang thang trên vùng đất sa mạc khô cằn cách đây 90 triệu năm. Hóa thạch được tìm thấy tại thành phố Cruzeiro do Oeste, thuộc bang Parana, phía nam Brazil.
Chúng là những con khủng long ăn thịt cỡ nhỏ có chiều dài khoảng 1,6m và đi bằng hai chân.
Loài mới được đặt tên là Vespersaurus paranaensis. Chúng là những con khủng long ăn thịt cỡ nhỏ có chiều dài khoảng 1,6m và đi bằng hai chân. Mẫu vật được khai quật ở Cruzeiro do Oeste có những vết răng cắn, dấu hiệu cho thấy nó bị tấn công và ăn thịt bởi những kẻ săn mồi lớn hơn.
Dấu chân của loài V. paranaensis lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1970, nhưng phải mất gần 50 năm, các nhà cổ sinh vật học mới xác định được loài khủng long nào đã tạo ra những dấu vết bí ẩn đó. "Phát hiện này thật tuyệt vời vì đây là loài khủng long đầu tiên được tìm thấy ở bang Parana. Chúng là những con khủng long ăn thịt rất hiếm", Chủ tịch Hiệp hội Cổ sinh vật học Brazil, Renato Pirani Ghilardi cho biết.
Vùng đất phía đông bắc Parana từng là một sa mạc trong quá khứ. Các phân tích hóa thạch cho thấy V. paranaensis thích nghi tốt với điều kiện khô cằn ở đó. Phát hiện mới của nhóm nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
Đồ họa mô phỏng loài Vespersaurus paranaensis. (Video: Rodolfo Nogueira).

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
