Phát hiện loài khủng long bạo chúa siêu lớn
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện hóa thạch của một loài khủng long bạo chúa mới có trọng lượng lên tới 4 tấn.
>>> Phát hiện khủng long bạo chúa mới
Ngày 22/11, tạp chí Nature Communications của Mỹ đăng tải thông tin cho biết các nhà khoa học vừa phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long mới có tên là Siats meekerorum có trọng lượng lên tới 4 tấn và chiều dài như một chiếc xe container ở vùng Utah từng tồn tại cách đây 98 triệu năm.
Các nhà khoa học cho rằng loài Siats meekerorum này chắc hẳn đã từng thống trị các loài khủng long khổng lồ trước khi suy tàn và mở đường cho sự trỗi dậy của các loài khủng long bạo chúa mới, trong đó có loài T-rex nổi tiếng.
Loài khủng long bạo chúa Siats meekerorum mới được phát hiện. (Ảnh: Telegraph)
Theo chuyên gia cổ sinh vật học Lindsay E. Zanno thuộc Đại học Bắc Carolina, loài khủng long khổng lồ mới được phát hiện này tồn tại ở cuối thời kỳ Cretaceous, khi Trái đất đang chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn về môi trường và sự xâm lấn của một vùng biển nội đại đã chia cắt khu vực miền tây nước Mỹ ngày nay.
Bà Zanno cho rằng đây là một ví dụ tuyệt vời về sự thay đổi liên tục của hệ sinh thái trên Trái đất. Bà nói: “Đây là thời kỳ nhiệt độ tăng lên, mực nước biển tăng lên, và hình thành nên một eo biển lấn dần vào khu vực Bắc Mỹ, chia khu vực này thành nhiều đảo lớn ở cuối thời kỳ Cretaceous".
Trong thời kỳ đó, những tổ tiên của khủng long bạo chúa T-rex này có kích thước khá nhỏ, nhưng với sự ấm lên của khí hậu, chúng nhanh chóng tiến hóa về kích thước để trở thành những quái vật khổng lồ mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh hoặc các viện bảo tàng.
Với kích thước và các đặc điểm khác của loài khủng long này, các nhà nghiên cứu tin rằng chúng thống trị hệ sinh thái trong giai đoạn giữa của thời kỳ Cretaceous, thời kỳ mà chúng ta hay gọi là “Thời đại Khủng long”.
Nhà nghiên cứu Peter Makovicky cho biết ngoài kích cỡ và ngoại hình, có nhiều yếu tố khác liên quan đến loài khủng long mới được phát hiện này khiến họ rất phấn khởi.
Một trong những yếu tố đó là loài Siats meekerorum đã lấp khoảng trống 30 triệu năm tiến hóa ở Bắc Mỹ, một thời kỳ mà các nhà khoa học hầu như không biết chút gì về các loài khủng long trên lục địa này.
Theo các nhà nghiên cứu, cái tên “Siats meekerorum” của loài khủng long mới này ám chỉ một quái vật ăn thịt khổng lồ trong thần thoại của thổ dân Utes sống tại khu vực này. Họ cũng hy vọng sẽ tìm thêm được nhiều bằng chứng hơn nữa về sự tồn tại của nhiều loài khủng long khác tại khu vực này trong các cuộc khai quật sau.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
