Phát hiện loài kiến mới ở Amazon

Loài kiến mù sống dưới lòng đất do nhà sinh học tiến hóa Christian Rabeling (Đại học Texas, Austin) phát hiện tại rừng mưa Amazon là con cháu của những con kiến tiến hóa đầu tiên.

Loài kiến mới được đặt tên là Martialis heureka, dịch theo nghĩa đen là “kiến có nguồn gốc từ sao Hỏa”, bởi con kiến này mang tập hợp các đặc điểm chưa hề thấy trước đây ở loài kiến. Nó đã thích nghi với thói quen cư trú trong đất đá, con kiến chỉ dài khoảng 2 đến 3 mm, có màu mờ nhạt, không hề có mắt nhưng lại có hàm trên lớn. Rabeling cùng các cộng sự đoán rằng hàm trên được con kiến sử dụng để bắt mồi.

Loài kiến mới cũng đồng thời có một phân họ riêng của nó, là một trong số 21 phân họ kiến. Đây là lần đầu tiên mà một phân họ kiến mới còn có thành viên đang tồn tại được phát hiện thấy kể từ năm 1923. Còn các phân họ mới chỉ được tìm ra từ kiến đã hóa thạch.

Theo Rabeling, khám phá của ông sẽ giúp các nhà sinh học hiểu được sâu sắc hơn về đa dạng sinh thái cũng như quá trình tiến hóa của loài kiến trong khi chúng vốn tồn tại với số lượng cực đông và là một loài côn trùng quan trọng đối với môi trường.

Trên bài báo công bố phát hiện được đăng tải tuần này trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences, Rabeling cùng các đồng tác giả có viết: “Phát hiện này ngụ ý sự trù phú của các loài nắm giữ tầm quan trọng tiến hóa lớn ẩn mình trong lòng đất tại các cánh rừng mưa còn sót lại”.

Rabeling đã thu thập mẫu nghiên cứu duy nhất về loài kiến mới vào ăm 2003 tại Empresa Brasileira de Pesquisa Agropecuária (Manaus, Brazil). 

Phát hiện loài kiến mới ở Amazon

Loài kiến săn mồi sống dưới lòng đất bị mù Martialis heureka được Christian Rabeling thuộc đại học Texas (Austin) phát hiện được ở Amazon. Nó thuộc về một phân họ mới của loài kiến phát hiện vào năm 1923, đồng thời là con cháu của một trong những loài tiến hóa từ cách đây 120 triệu năm. (Ảnh: Christian Rabeling, đại học Texas – Austin)

Ông cùng các cộng sự đã phát hiện ra đây là một loài kiến mới, đồng thời là một phân họ mới sau khi đã tiến hành phân tích gen và hình dạng. Phân tích ADN trên chân của con kiến đã khẳng định vị trí phát sinh loài của nó: ở chính phần gốc cây phát sinh loài của kiến.

Kiến đã tiến hóa từ 120 triệu năm trước từ tổ tiên của ong bắp cày. Có lẽ chúng đã tiến hóa nhanh chóng thành nhiều giống loài khác nhau, có những loài chuyên sống trong đất, lá cây hay sống trên cây.

Rabeling hiện là nghiên cứu sinh chuyên ngành sinh thái, tiến hóa và tập tính. Ông cho biết: “Khám phá này củng cố thêm cho quan điểm rằng loài kiến mù săn mồi sống trong lòng đất đã xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu của quá trình tiến hóa”.

Rabeling không cho rằng tổ tiên của tất cả các loài kiến đầu bị mù và sống dưới đất, nhưng các đặc điểm thích nghi này có thể hình thành từ rất sớm và được duy trì qua nhiều năm.

Rabeling cho biết: “Dựa trên các dữ liệu và ghi chép hóa thạch của chúng tôi, chúng tôi cho rằng tổ tiên của loài kiến này hơi giống ong bắp cày, hay có lẽ tương tự như hóa thạch Sphecomyrma trong hổ phách kỷ Phấn trắng. Ngày nay nó được biến đến rộng rãi là mắt xích tiến hóa còn thiếu giữa ong bắp cày và kiến”.

Ông cũng ngờ rằng loài kiến mới đã tiến hóa các đặc điểm thích nghi qua thời gian để phù hợp với môi trường sống trong lòng đất (ví dụ như mắt tiêu biến hay màu sắc cơ thể mờ nhạt) trong khi nó vẫn giữ lại một số đặc điểm tự nhiên của tổ tiên.

“Loài kiến mới lẩn trốn dưới lớp đất đá vùng nhiệt đới nơi chúng ít bị các loài kiến khác cạnh tranh, chúng cũng sống trong một môi trường vi khi hậu tương đối ổn định. Nó là đại diện còn sót lại mang một số đặc điểm hình thái của tổ tiên”.

Từ khóa liên quan:

kiến

tiến hóa

thích nghi

loài

phân họ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News