Phát hiện loài nhện biết "bay” tại Nam Mỹ

Phát hiện mới của các nhà sinh vật học thực sư là cơn “ác mộng” đối với những người mắc chứng sợ nhện.

Loài nhện có khả năng lướt trên không trung

Một nhóm các nhà nghiên cứu làm việc tại Peru và Panama vừa phát hiện ra một loài nhện sống về đêm, có khả năng điều hướnglướt đi giữa không trung.


Nhện Selenop khá lớn với chiều ngang khoảng 10cm.

Đây có thể coi là phát hiện “gây sốc” đối với giới sinh vật học, khi từ trước đến nay vì chưa có loài nhện nào sở hữu khả năng đặc biệt này.

Theo Stephen Yanoviak, nhà sinh vật học thuộc ĐH Louisville tại Kentucky (Mỹ):“Chúng tôi chưa từng nghĩ rằng nhện có thể làm như vậy và tất nhiên chúng cũng đâu có cánh để có thể bay được như chim".


Chúng có khả năng lướt trên không trung.

Loài nhện đặc biệt này thuộc chi Selenops trong họ nhện Selenopidae. Chúng nay đã được xếp vào những động vật không có cánh nhưng có thể điều hướng giữa không trung, thay vì rơi tự do như các loài khác.

Robert Dudly, giáo sư sinh học tại ĐH California, Berkeley phát biểu: “Tôi đoán là rất nhiều loài động vật sống trên cây có khả năng này từ rắn, thằn lằn, kiến và bây giờ là nhện. Nếu kẻ thù tiếp cận, chúng có thể nhảy và lái sang một cây khác nếu đủ thời gian, thay vì rơi xuống đất và gặp nguy hiểm”.

Từ khi tìm thấy những loài kiến có thể bám ngược trở lại cây sau khi rơi, hai nhà khoa học đã nghiên cứu về những loài côn trùng có khả năng tương tự. Trong gần một thập kỷ qua, họ đã thả rất nhiều loài côn trùng từ trên cây cao và quan sát cách chúng tiếp đất.

Với loài nhện này, các chuyên gia đã trèo lên cây cao 20 - 22m, thả chú nhện xuống rồi ghi hình lại. Họ thấy rằng, loài nhện này linh hoạt và nhanh nhẹn hơn so với mèo ở giữa không trung. Một số con nhện “lão làng” có thể quay ngược trở lại thân cây sau khi rơi khoảng 4m.

Yanoviak cho biết: “Nghiên cứu này là tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. Ví dụ như tầm nhìn của những cá thể nhện này hay bằng cách nào, chúng xác định được mục tiêu lái? Lông trên các chân của chúng có tác dụng gì đối với khả năng này hay không?"

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Interface của Hội hoàng gia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News