Phát hiện loài sâu có mắt ở đuôi
Loài sâu biển Ampharete oculicirrata được tìm thấy ở độ sâu 120m có một mắt ở đầu và hai mắt ở cuống đuôi.
Một sinh vật kỳ lạ đã được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu từ Ủy ban liên kết bảo tồn thiên nhiên (JNCC), Khoa học biển Scotland và ông Thomson, cố vấn môi trường. Báo cáo trên tạp chí European Journal of Taxonomy, nhóm nghiên cứu kết luận đây là loài sâu biển chưa từng được công nhận và tìm thấy trước đây.
Sâu biển Ampharete oculicirrata tìm thấy ở độ sâu 120m. (Ảnh: IFL Science).
Loài sâu này được nhóm nghiên cứu đặt tên là Ampharete oculicirrata. Đây là loài sâu hiếm, có mắt ở đầu và hai mắt trên hai cuống đuôi. Bằng việc sử dụng kính hiển vi điện tử quét (SEM), họ chứng minh rằng loài sâu này có đầy đủ đặc điểm độc đáo và khác biệt so với loài sâu biển khác để tách thành một loài mới. Hiện nay có ít nhất 40 loài sinh vật thuộc chi Ampharete.
Sâu biển Ampharete oculicirrata được tìm thấy ở độ sâu 120 m (400 feet) so với mực nước biển tại khu bảo tồn biển West Shetland, phía Bắc Scotland. Loài sâu này có chiều dài 10mm và chiều rộng 1mm. Nhóm nghiên cứu đã tập hợp được 85 cá thể sâu biển. Các cá thể sâu biển đang được bảo quản trong Bảo tàng Quốc gia Scotland.
"Việc tìm thấy một loài sâu biển mới ở độ sâu tương đối nông ngay bờ biển Scotland cho thấy sự đa dạng của sinh vật biển trong đại dương và còn quá nhiều sinh vật mới lạ đang chờ được khám phá", cố vấn hàng hải Jessica Taylor cho biết. Hiện nay các nhà nghiên cứu đang tìm và nghiên cứu thêm những đặc điểm sinh học khác từ loài sâu biển này.
Từ độ sâu tìm thấy loài sâu biển này, các nhà nghiên cứu ở JNCC và MSS cũng đã tìm thấy nhiều sinh vật biển quý hiếm khác sống ở mực nước 100 - 600m như sao biển đuôi rắn, một số loài tôm và giun nhiều tơ.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.
