Phát hiện loài sinh vật sống đầu tiên phát sáng màu xanh ở Nam Mỹ
Tác giả nghiên cứu Cassius Stevanicho, từ Viện Hóa học của Đại học São Paulo nhấn mạnh đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận hiện tượng phát xạ màu xanh từ một sinh vật sống trên đất liền ở Nam Mỹ.
"Chúng tôi trước đó đã tiến hành nghiên cứu khoa học về nấm phát quang sinh học trong cùng khu vực trong gần 20 năm. Nhóm của tôi chịu trách nhiệm cho gần 20% tất cả các loài nấm phát quang sinh học trên thế giới. Chúng tôi đã tìm thấy 15 trên 102 loài ở cùng khu vực này”, Cassius Stevanicho biết.
Hình ảnh loài ấu trùng kì lạ có khả năng phát sáng xanh.
Loài sinh vật kì lạ được xác định là một loại ấu trùng có tên chính thức là Neoceroplatus betaryiensis, được thu thập từ những cây mục trong thời kỳ mưa và nóng đặc biệt, với độ ẩm tương đối 90%.
Khi bị chạm vào, ấu trùng ngừng lại và phát quang đuôi và hai đốm gần mắt. Chúng chỉ ngừng phát sáng khi không còn cảm thấy kích động hay sự hiện diện của động vật ăn thịt.
"Các ấu trùng rất năng động, đặc biệt là vào ban đêm, có thể di chuyển liên tục trong khi bị bao phủ hoàn toàn bởi chất nhầy. Khi bị quấy rầy, chúng nhanh chóng di chuyển dưới chất nhầy của chúng", các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo khoa học.
Tuy nhiên, có khác thường về một trong những mẫu vật được thu thập từ mặt dưới của một chiếc lá rơi. Ấu trùng này phát sáng khắp cơ thể của nó và thể hiện những gì nhóm nghiên cứu gọi là hành vi kỳ quái đó là di chuyển chậm hơn và ẩn nấp ít hơn so với đồng loại.
Ánh sáng khuếch tán tìm thấy trong sinh vật này có thể là kết quả của phản ứng phòng thủ chống lại ký sinh trùng hoặc hậu quả của tổn thương nội tạng lan truyền vật liệu dọc theo cơ thể của ấu trùng. Tuy nhiên, nó cũng có thể thuộc về một loài mới.
Côn trùng phát sáng màu xanh rất hiếm trong tự nhiên, với sự phát quang sinh học như vậy thường dành cho các sinh vật khác, chẳng hạn như tảo, sao biển và cá. Do đó, khám phá mới đã mở ra một hướng nghiên cứu mới có thể có những ứng dụng sâu rộng trong công nghệ sinh học và các dấu hiệu gene.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng ấu trùng có chứa protein lưu trữ luciferin được gọi là SBF. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ phân lập luciferin và sử dụng các kỹ thuật hình ảnh để xác định cấu trúc của nó.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
