Phát hiện mộ đại thi hào Cervantes
Các nhà khoa học Tây Ban Nha hôm qua khẳng định đã thấy nơi chôn cất đại thi hào Cervantes, tác giả cuốn tiểu thuyết kinh điển "Don Quixote".
>> Đã tìm được di hài của cha Alexander đại đế
Tìm thấy quan tài của đại thi hào Cervantes
Các chuyên gia đang kiểm tra những vật liệu được tìm thấy tại hầm mộ tu viện Trinitarians. (Ảnh: EPA)
Tại cuộc họp báo ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, nhóm nghiên cứu do Francisco Etxeberria dẫn đầu tự tin thông báo rằng họ đã tìm thấy quan tài của Cervantes trong hầm mộ của tu viện Trinitarians, gần 400 năm sau khi nhà văn qua đời. Các ghi chép lịch sử chỉ ra rằng Cervantes được chôn cất tại khu vực này, nhưng thi thể ông bị thất lạc khi xây dựng tu viện.
"Chúng tôi đã tìm thấy Cervantes. Nhưng không may xương cốt đã bị phân mảnh và phân hủy", CNN dẫn lời phát biểu của Etxeberria trên truyền hình quốc gia. Hiện chưa có bằng chứng chính xác hoặc thử nghiệm ADN để xác minh các kết quả này, nhưng có "nhiều điểm trùng hợp và không có yếu tố thiếu nhất quán" khi xác định Osario 32, một ngôi mộ chung trong hầm mộ chứa hài cốt của 16 người.
Theo Etxeberria, quá trình tìm kiếm bắt đầu từ năm ngoái. Nhờ áp dụng công nghệ radar, camera hồng ngoại và máy quét 3D, họ định hình khoảng 30 hốc chôn trên các bức tường và vị trí cách mặt sàn nhà thờ khoảng 5 m.
Cervantes sinh năm 1547 tại Madrid. Ông là tác giả cuốn tiểu thuyết kinh điển Don Quixote of La Mancha (Don Quixote, nhà quý tộc tài ba xứ Mancha) và được coi là cha đẻ của tiểu thuyết hiện đại. Đại thi hào qua đời vào ngày 23/4/1616.
Trước đó, các nhà khoa học từng hy vọng công việc của họ sẽ hoàn thành trước năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 400 năm ngày mất của hai đại văn hào thế giới là Cervantes và Shakespeare.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.
