Phát hiện mới có thể giúp dự báo hoạt động núi lửa

Tại Hội nghị khoa học của Hiệp hội phát triển khoa học Anh (BA) diễn ra tại Anh, một nhóm các nhà khoa học nước này cho biết họ mới phát hiện ra một cơ chế diễn ra trong lòng núi lửa khiến nó phun trào.

Các nhà khoa học hy vọng phát hiện này, kết hợp với các biện pháp quan sát khác, có thể giúp dự báo hoạt động của núi lửa.

Núi lửa Mutnovsky thuộc bán đảo Kamchatka (Ảnh: travelkamchatka)
Trong quá trình nghiên cứu hoạt động của một núi lửa ở vùng núi St. Helens (Mỹ) và một núi lửa trên bán đảo Kamchatka ở Siberia (Nga) với sự hỗ trợ của kỹ thuật mới, các nhà khoa học nhận thấy khi dung nham từ sâu trong lòng núi lửa dâng cao lên miệng trước khi núi lửa phun trào, nó đã biến thành các hạt tinh thể để chống lại sự giảm áp suất đồng thời càng trở nên nóng hơn.

Càng lên đến gần miệng núi lửa, dung nham càng trở nên nóng hơn (có thể lên tới 100 độ C), tạo ra một áp lực rất mạnh, giống như áp lực của một chiếc cò súng, khiến cho núi lửa phun trào.

Để xác định nhiệt độ của dung nham, các nhà khoa học đã phân tích phân lượng nước, các thành phần kim loại và hóa học trong các giọt dung nham khi nó trào khỏi miệng núi lửa. Qua phân tích, các nhà khoa học không chỉ đo được chính xác nhiệt độ, tỷ lệ tinh thể trong dung nham mà cả độ sâu của núi lửa.

Từ trước tới nay, các nhà khoa học chỉ quan sát hoạt động của các núi lửa trên bề mặt của chúng. Phát hiện mới của các nhà khoa học Anh chứng tỏ có thể theo dõi những gì diễn ra trong lòng núi lửa trước khi nó phun trào.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 18/06/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 18/06/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 17/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News