Phát hiện mới: Hồng hạc lông sẫm hung hăng và hay giành thức ăn

Các nhà khoa học phát hiện những con hồng hạc có lông màu hồng đậm chính là những con hung hăng nhất khi tranh giành thức ăn.

Theo Guardian, nghiên cứu mới nhất từ Đại học Exeter, Anh cho thấy bộ lông màu hồng sáng là dấu hiệu cho thấy những con hồng hạc có sức khoẻ tốt và chúng sẽ hung hăng hơn khi tranh giành thức ăn.

"Hồng hạc sống theo bầy đông đúc với cấu trúc xã hội phức tạp, và màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia tầng lớp. Màu lông được hình thành từ lượng carotenoid mà chúng hấp thụ từ thức ăn", tiến sĩ Paul Rose, nhà động vật học tại Đại học Exeter, và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

"Một con hạc khỏe mạnh tức là chúng có thể kiếm ăn tốt và lông của chúng sẽ đậm hơn, và chúng cũng có nhiều thời gian và năng lượng hơn để trở nên hiếu chiến khi tìm thức ăn", ông Rose nhận định.

Phát hiện mới: Hồng hạc lông sẫm hung hăng và hay giành thức ăn
Màu sắc của lông được cho là có vai trò quan trọng trong hệ thống phân cấp xã hội của loài hồng hạc. Những con có màu lông đậm sẽ là kẻ mạnh. (Ảnh: PA).

Nhóm nghiên cứu quan sát những con chim trong điều kiện: khi chúng được cho ăn trong nhà chật, trong nhà rộng và ngoài trời. Họ phát hiện chúng sẽ cạnh tranh mạnh mẽ ở trong nhà, với những con có màu lông sáng tỏ ra hung dữ với những con có màu nhạt hơn.

Tuy nhiên khi được cho ăn ở ngoài trời, những con hồng hạc ít thể hiện thái độ hơn. Không có sự khác biệt rõ ràng giữa con đực với con cái trong việc thể hiện hành vi hiếu chiến khi tranh giành thức ăn.

Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện này cho thấy những con chim sống trong môi trường nuôi nhốt nên được cho ăn ở một không gian rộng lớn.

"Khi phải chen chúc để kiếm thức ăn, chúng sẽ xô xát nhiều hơn và có ít thời gian hơn để kiếm ăn", ông Rose cho biết.

Mỗi con hồng hạc châu Phi có cân nặng lên tới 2kg và việc cho chúng ăn ở ngoài trời sẽ là điều hết sức khó khăn, đặc biệt là vào mùa lạnh.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện hồng hạc sẽ tự làm đậm màu lông của mình khi sẵn sàng giao phối, và chúng sẽ quay trở lại màu lông cũ sau khi sinh sản.

Những nghiên cứu trước đó cho thấy xã hội bầy đàn hồng hạc khá phức tạp, chúng có khả năng kết bạn lâu dài và thường dành nhiều thời gian với những người bạn đó, bất chấp việc chúng cùng thuộc về một đàn lớn hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những con ngựa nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Những con ngựa nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Những chiến thắng lớn trong lịch sử nước Việt đều do thủy quân, tượng binh, bộ binh chứ kỵ binh không phải là binh chủng chủ lực.

Đăng ngày: 10/06/2020
Sau voi, tới lượt bò mang thai trọng thương vì ăn phải bột mì trộn thuốc nổ

Sau voi, tới lượt bò mang thai trọng thương vì ăn phải bột mì trộn thuốc nổ

Sự việc xảy ra tại quận Bilaspur, bang Himachal Pradesh (Ấn Độ) mới đây một lần nữa khiến dư luận "dậy sóng" vì cách đối xử của con người với động vật.

Đăng ngày: 09/06/2020
Chiêm ngưỡng loài chim bồ câu có bộ lông xoăn tít độc nhất vô nhị

Chiêm ngưỡng loài chim bồ câu có bộ lông xoăn tít độc nhất vô nhị

Chẳng cần mất tiền và thời gian đi spa, loài chim bồ câu này vẫn sở hữu bộ lông vừa khỏe mạnh vừa độc đáo.

Đăng ngày: 09/06/2020
Choáng váng với giống mèo

Choáng váng với giống mèo "ma sói" giá 50 triệu một con

Đến nay, cả thế giới mới chỉ có vài chục con. Chúng gây chú ý vì vừa có nét giống mèo, vừa giống khuôn mặt của nhân vật "người sói".

Đăng ngày: 08/06/2020
Cóc

Cóc "quái vật" với nọc độc đủ giết chết một con chó "tái xuất"

Các nhà khoa học lo ngại thời điểm hiện tại là "mùa sinh sản lý tưởng" với loài cóc mía cực độc.

Đăng ngày: 08/06/2020

"Rồng con" lần đầu ra mắt công chúng

Triển lãm công cộng đầu tiên trên thế giới về manh giông non sẽ khai mạc từ ngày 11/6 tại hang động Postojna nổi tiếng của Slovenia.

Đăng ngày: 08/06/2020
Bất ngờ với chú ngựa vằn đốm đầu tiên trên thế giới

Bất ngờ với chú ngựa vằn đốm đầu tiên trên thế giới

Không giống những chú ngựa vằn thông thường, một chú ngựa vằn nhỏ biến thể kỳ diệu với các sọc vằn pha lẫn đốm sao đầu tiên trên thế giới đã được phát hiện ở Masai Mara (Kenya).

Đăng ngày: 06/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News