Phát hiện mới: Lưỡi người có thể cảm nhận mùi vị của nước

Từ xưa đến nay, các nhà khoa học luôn cố gắng để tìm hiểu xem: liệu lưỡi của động vật có vú có thể nếm được vị của nước hay không. Sau hàng thập kỷ nghiên cứu, cuối cùng họ đã tìm ra câu trả lời.

Các nhà nghiên cứu vừa tìm ra bằng chứng chứng tỏ rằng lưỡi của động vật có vú đã tiến hóa để có thể nhận biết được nước - hương vị thứ sáu ngoài năm hương vị cơ bản mà lưỡi có thể cảm nhận.

"Lưỡi có thể phát hiện ra nhiều nguyên tố tạo ra mùi vị (tastant) khác nhau như natri, đường, và axit amin thông qua việc cảm nhận”, Yuki Oka - Trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu công nghệ California cho biết.

"Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của lưỡi trong quá trình nhận biết vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp. Nhờ vào việc phát hiện nhiều loại côn trùng có thể cảm nhận được mùi vị của nước; chúng tôi đã đi đến một giả thiết: giống như côn trùng, động vật có vú cũng sở hữu một cơ chế có thể giúp nó nhận biết mùi vị của chất lỏng không màu trên”.

Vào năm 330 trước Công nguyên, Aristotle - triết gia, nhà khoa học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, tuyên bố rằng nước là một thực thể không màu, không mùi, không vị và nó chỉ đơn thuần là một phương tiện để rửa trôi các mùi vị mà chúng ta ăn trước đó. Theo như ông thì sau khi uống nước, hương vị của những món chúng ta đã ăn sẽ có vị khác hẳn đi so với ban đầu.


Lưỡi có thể cảm nhận được mùi vị của nước. (Ảnh: Irina Bg).

Gần đây, nhiều kết quả của các cuộc thử nghiệm cho thấy một phần của não bộ sẽ phản ứng lại khi chúng ta uống nước. Kết quả này làm cho các nhà khoa học đưa ra giả thiết rằng có một số hương vị mà não có thể nhận biết được ngay cả khi lưỡi không thể.

Oka và đội của mình vừa tìm ra bằng chứng chứng tỏ: các thụ thể vị giác trên lưỡi động vật có vú có thể làm ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận nước của chủ thể.

Các chuyên gia đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm trên chuột bạch; đồng thời trong khi thử nghiệm, họ đo lường phản ứng điện từ các tế bào thụ thể vị giác (TRCs) trên lưỡi chuột khi chúng uống nước tinh khiết và khi chúng dùng một số loại tastant phổ biến khác nhau.

Như dự đoán ban đầu từ chuyên gia, các tế bào thụ thể vị giác của chuột phản ứng rõ rệt với năm vị cơ bản là ngọt, chua, cay đắng, mặn và umami - vị ngọt thịt. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nhận thấy một số tế bào có phản ứng lại khi chuột uống nước.

Dhruv Zocchi, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: "Phát hiện này rất thú vị, nó chỉ ra rằng một số tế bào thụ thể có khả năng nhận biết được hương vị của chất lỏng không màu trên”.

Tiếp theo đó, nhóm nghiên cứu quyết định vô hiệu hóa một số TCRs để kiểm tra xem liệu chuột có còn phản ứng với các hương vị khi dây thần kinh tương ứng của hương vị đó bị chặn hay không?

Như dự đoán, khi chuyên gia chặn nhóm TCRs vị mặn; các tế bào thần kinh của chuột không còn phản ứng lúc nó ăn muối, nhưng vẫn phản ứng bình thường lúc nó ăn đường.

Ngạc nhiên hơn, khi các nhà khoa học chặn nhóm TCRs vị chua; thì ngoài vị chua, chuột cũng mất khả năng cảm nhận được luôn cả nước. Oka khẳng định: “Kết quả nghiên cứu cho thấy, nước có thể được cảm nhận thông qua các tế bào thụ thể vị chua".

Để củng cố giả thiết trên, nhóm nghiên cứu đã làm một thí nghiệm hết sức thú vị. Họ thiết lập một nguồn sáng có khả năng kích thích các tế bào vị giác chua trong cơ thể chuột và chiếu nó xuống chỗ con vật gặm nhấm hay uống nước. Lạ lùng thay, con chuột khát lại tưởng nhầm nguồn sáng trên là nước và cố gắng “uống” lấy uống để thứ ánh sáng xanh đó. Thậm chí, một số con chuột còn liếm vòi phun ánh sáng liên tục hơn 2.000 lần trong 10 phút để giải tỏa cơn khát.

"Động vật gặm nhấm không có khả năng nhận biết được ánh sáng xanh kia chỉ là ảo ảnh của nước, chúng vẫn sẽ hiểu nhầm và tiếp tục uống thật lâu để giải tỏa cơn khát”, Emily Underwood – thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.


Các nhà khoa học vẫn chưa tiến hành được các cuộc thử nghiệm trên cơ thể người thật.

“Mặc dù các tín hiệu từ TRCs trong lưỡi có thể kích thích động vật có vú uống nước, nhưng não của chúng sẽ không sử dụng những tín hiệu này để quyết định khi nào thì nên dừng uống lại".

Vị chua vẫn luôn được nhận thức là một hương vị rất cụ thể và đôi lúc là một mùi vị khá khó chịu với con người, nhưng tại sao nó lại liên quan trực tiếp đến việc cảm nhận nước của động vật có vú?

"Kết quả của cuộc nghiên cứu làm dấy lên một câu hỏi: Những thông tin nào về hương vị được các tế bào thụ thể vị chua chuyển tiếp đến não?", Zocchi nói.

"Có thể các TCRs vị chua không trực tiếp liên quan đến việc cảm nhận mùi vị khó chịu mà chúng ta thường cảm nhận này; nhưng thay vào đó, chúng có thể tạo ra một số hương vị khác nhau khi được kích thích - như nước chẳng hạn”.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tiến hành được các cuộc thử nghiệm trên cơ thể người thật; nên chúng ta không thể chắc chắn rằng liệu lưỡi người có cảm nhận được nước nhờ các TCRs vị chua như loài chuột hay không. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại cho thấy mức độ hiểu biết của chúng ta về vị giác của động vật có vú vẫn còn quá đơn giản và hạn hẹp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 06/02/2025
10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

Những mẹo sau đây là những công đoạn và bí quyết để giúp bạn có được nồi bánh chưng ngon đón tết.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23/12. Tại sao lại như vậy và lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News