Phát hiện mới ở Peru tiết lộ khả năng phẫu thuật sọ của người Inca

Hơn 800 chiếc hộp so được tìm thấy tại Peru cho thấy các dấu hiệu khoan xương với một số lỗ. Các nhà nghiên cứu cho rằng các bác sỹ phẫu thuật của Inca đã cải tiến kỹ thuật của họ qua 2000 năm.

Hàng nghìn năm trước khi kỹ thuật gây mê và các dụng cụ y tế chính xác ra đời, con người đã thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp. Trong đó, khủng khiếp nhất là khoan sọ - một số bộ phận của hộp sọ sẽ được cạo, cắt hoặc khoan bỏ để điều trị mọi vấn đề từ đau đầu, hay các thương tích bị cho có liên quan đến ma quỷ.

Hàng trăm hộp sọ thời tiền sử có các lỗi khoan đã được tìm thấy ở Peru, có niên đại từ năm 400 TCN. Mặc dù các phương pháp từ thời tiền sử còn thô sơ nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng các nhà giải phẫu cổ đại là các chuyên gia trong giải phẫu hộp sọ. Trong thời đại Đế Chế Inca, tỷ lệ sống sót khi thực hiện giải phẫu sọ người cao gấp đôi so với thời Nội Chiến Mỹ!

Phát hiện mới ở Peru tiết lộ khả năng phẫu thuật sọ của người Inca
Trong thời đại Đế Chế Inca, tỷ lệ sống sót khi thực hiện giải phẫu sọ người rất cao.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí World Neurosurgery, hơn 800 hộp sọ đã được tìm thấy tại cao nguyên Andes của Peru đã chỉ ra các dấu hiệu của việc khoan sọ khi có đến một hoặc vài lỗ được cắt theo dạng phẫu thuật trên đầu họ.

Trong khi các ca phẩu thuật sọ đã được trên khắp thế giới trước kia nhưng các chuyên gia cho biết không nơi nào có được kỹ thuật khoan sọ như ở Peru. Trong quá trinh khai quật vào cuối những năm 1800 và đầu 1900, hàng trăm hộp sọ được tìm thấy chủ yếu trong các hang chôn cất, nhiều hơn tổng số hộp sọ khoan trên toàn thế giới cộng lại.

Theo các nhà nghiên cứu, vấn đề vệ sinh chắc chắn đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của các ca phẫu thuật sọ. Và qua gần 2000 năm, các nhà giải phẫu cổ xưa này đã cải tiến kỹ thuật của họ để chỉ gây ít thương tích nhất có thể.

Trái ngược với điều đó, các bác sỹ giải phẫu trong Nội Chiến Mỹ đã thường xuyên sử dụng các dụng cụ không được khử trùng và khám các vết thương hở bằng tay không.

Phát hiện mới ở Peru tiết lộ khả năng phẫu thuật sọ của người Inca
Các dụng cụ phẫu thuật thời xưa đã được chú trọng vệ sinh.

Các nhà nghiên cứu đã có thể đánh giá khả năng sống sót của bệnh nhân dựa trên bằng chứng của quá trình hồi phục; trong trường hợp không có dấu hiệu lành bệnh, họ cho rằng bệnh nhân đã chết trong hoặc ngay sau cuộc phẫu thuật.

Theo các nhà nghiên cứu, người Peru cổ đại đã rút ra kinh nghiệm không cắt màng bảo vệ não. Trong những năm đầu tiên, tỷ lệ sống sõng khi phẫu thuật não không cao - từ khoảng năm 400 đến 200 TCN, tỷ lệ còn thấp hơn so với trong Nội Chiến Mỹ.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau vài thế kỷ. Từ năm 1000 đến 1400 SCN, tỷ lệ sống sót thậm chí còn tăng lên 91%. Trong suốt Đế Chế Inca, tỷ lệ sống sót trung bình là từ 75 đến 83%.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện xác bọ kẹt trong hổ phách 99 triệu năm

Phát hiện xác bọ kẹt trong hổ phách 99 triệu năm

Các nhà khoa học phát hiện sinh vật dài 0,536mm trong mảnh hổ phách 99 triệu năm, Newsweek hôm 11/6 đưa tin.

Đăng ngày: 13/06/2018
Bão để lộ xác tàu 300 tuổi giá trị nhất nước Anh

Bão để lộ xác tàu 300 tuổi giá trị nhất nước Anh

Hai thợ lặn vừa phát hiện các bộ phận của con tàu chìm 334 năm trước ở ngoài khơi Cornwall, Vương quốc Anh, tờ The Sun đưa tin.

Đăng ngày: 12/06/2018
Bi thảm 56 hài cốt trẻ em trong nghĩa trang hiến tế

Bi thảm 56 hài cốt trẻ em trong nghĩa trang hiến tế

Nghĩa trang đau thương này bao gồm 56 bộ xương trẻ em từ 11-14 tuổi và 30 bộ xương lạc đà non, có niên đại những năm 1200-1400 sau công nguyên.

Đăng ngày: 12/06/2018
Tượng đầu người 3.000 năm khiến các nhà khảo cổ bối rối

Tượng đầu người 3.000 năm khiến các nhà khảo cổ bối rối

Tượng điêu khắc phần đầu của một vị vua có niên đại gần 3.000 năm khiến giới nghiên cứu bối rối vì không biết tác phẩm mô phỏng gương mặt của ai, Guardian hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 11/06/2018
Loài thủy quái đáng sợ ở New Zealand và kết quả nghiên cứu khiến nhiều người bất ngờ

Loài thủy quái đáng sợ ở New Zealand và kết quả nghiên cứu khiến nhiều người bất ngờ

Vào tháng 10/1886, người dân vùng Hamilton, New Zealand bàng hoàng khi phát hiện thấy xác của một con cừu bị lọc sạch thịt một cách dã man.

Đăng ngày: 11/06/2018
Bí ẩn áo giáp bông của chiến binh Aztec cổ đại, chống được cả đao kiếm hay mũi lao

Bí ẩn áo giáp bông của chiến binh Aztec cổ đại, chống được cả đao kiếm hay mũi lao

Không những nổi tiếng hiếu chiến, các chiến binh Aztec còn khiến nhiều kẻ thù kinh ngạc khi sử dụng áo giáp làm từ sợi bông, cản được đao kiếm và vũ khí sắc nhọn.

Đăng ngày: 10/06/2018
Phát hiện dấu chân động vật hóa thạch cổ nhất từ trước tới nay

Phát hiện dấu chân động vật hóa thạch cổ nhất từ trước tới nay

Một nhóm các nhà cổ sinh vật học của Trung Quốc và Mỹ hôm qua công bố phát hiện dấu chân động vật hóa thạch lâu đời nhất từ trước tới nay tại khu vực hẻm núi Tam Hiệp trên sông Trường Giang.

Đăng ngày: 07/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News