Phát hiện mới về bông hoa bị giam chặt trong hổ phách gần 40 triệu năm
Đây là bông hoa hóa thạch lớn nhất từng được biết đến trước đây. Nó có thể giúp các nhà khảo cổ khám phá thêm về sự sống của các sinh vật cách đây gần 40 triệu năm.
Các nhà khoa học đã phát hiện điểm mới về bông hoa hóa thạch được lưu giữ bên trong hổ phách suốt gần 40 triệu năm, CNN đưa tin ngày 12/1.
Các nhà khoa học đã có những phát hiện mới về bông hoa hóa thạch, lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1872. (Ảnh: Carola Radke).
Theo Eva-Maria Sadowski, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Museum für Naturkunde, bảo tàng lịch sử tự nhiên của Berlin, bông hoa hóa thạch đã bị lãng quên trong bộ sưu tập của Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Thiên nhiên Liên bang ở Berlin (BGR).
Sadowski nói rằng bà nghe nói về bông hoa hóa thạch, được biết đến với tên chính thức là mẫu vật X4088, từ một đồng nghiệp đã nghỉ hưu.
“Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy từng đến thăm BGR và nhìn thấy bông hoa hổ phách lớn nhất, tuyệt vời nhất trong bộ sưu tập của họ… Vì vậy, tôi đã hỏi người phụ trách bộ sưu tập BGR liệu tôi có thể đến xem bộ sưu tập của họ không, và ở đó tôi tìm thấy mẫu vật X4088”, Sadowski cho biết.
Với đường kính 28 mm, đây là bông hoa hóa thạch trong hổ phách lớn nhất từng được biết đến. Nó lớn gấp 3 lần kích thước của các hóa thạch tương tự.
Sadowski chiết xuất và kiểm tra phấn hoa từ hổ phách. Bà phát hiện bông hoa đã bị xác định sai khi nó được nghiên cứu lần đầu tiên.
“Tên chi ban đầu của mẫu vật này là Stewartia thuộc họ thực vật Theaceae. Nhưng chúng tôi có thể chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng điều này không đúng, chủ yếu dựa trên hình thái phấn hoa”, bà nói. “Khi mẫu vật được nghiên cứu lần đầu tiên vào thế kỷ XIX, họ (đã) không phát hiện hoặc nghiên cứu phấn hoa”.
Theo phát hiện mới, loài hoa này có họ hàng gần với một chi thực vật có hoa phổ biến ở châu Á ngày nay, được gọi là Symplocos.
Trước đó, vào năm 1872, các nhà khoa học đã phân loại nó là Stewartia kowalewskii, một loại cây thường xanh có hoa đã tuyệt chủng.
Các tác giả nghiên cứu sau đó đã đề xuất tên mới cho hoa là Symplocos kowalewskii.
Hoa cổ đại không được mô tả rõ ràng trong hồ sơ hóa thạch. Chúng nở ra và biến đổi thành quả, nên có rất ít mẫu vật được lưu giữ cho tới ngày nay.
Trước đó, vào cuối tháng 10/2022, Bộ trưởng Môi trường Campuchia Say Samal cho biết các nhà khảo cổ học nước này lần đầu khai quật được một hóa thạch khủng long trên đảo Koh Por, thuộc tỉnh Koh Kong, Khmer Times đưa tin.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Trung Quốc tìm thấy phôi khủng long mỏ vịt được bảo quản nguyên vẹn trong quả trứng
Hai mảnh phôi khủng long từ kỷ Phấn trắng đã được tìm thấy ở tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc.

Cận cảnh bức tranh khảm quý hiếm, rõ nét nhất mô tả cuộc chiến thành Troy
Các nhà khoa học phát hiện ra bức tranh khảm rõ ràng nhất từ trước đến nay mô tả cuộc chiến thành Troy trong thần thoại Hy Lạp.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.
