Phát hiện mới về ngôi đền cổ Chavín de Huántar 3000 năm tại Peru
Ngày 21/8, các nhà khảo cổ Peru và Mỹ thông báo đã phát hiện một mê cung mới dẫn vào 3 phòng trưng bày ngầm tại ngôi đền cổ Chavín de Huántar có niên đại 3.000 năm, nằm trong một thung lũng hẹp ở vùng núi Andes của đất nước Nam Mỹ này.
Theo phóng viên tại khu vực Nam Mỹ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Peru Luis Felipe Villacorta cho biết các nhà khảo cổ đã sử dụng robot loại nhỏ, gắn bánh xe, hệ thống chiếu sáng và máy quay siêu nhỏ do những kỹ sư của Đại học Stanford (Mỹ) thiết kế để tiến hành thăm dò.
Các chuyên gia đã tìm thấy nhiều mảnh gốm, vật dụng và bộ xương người trong những căn hầm chật hẹp của ngôi đền Chavín de Huántar ở vùng núi Andes cao hơn mực nước biển 3.200m. Ta không thể thấy ngôi đền cho đến khi bước vào hẳn bên trong. Những người kiến tạo đền đã cố tình chọn địa hình dốc đứng nghẹt thở làm nơi xây công trình tinh tế này. Đáy thung lũng nổi bật trên nền địa hình phẳng xung quanh cũng là nơi hai dòng sông hoà vào làm một, khiến ta không thể không để ý dù còn ở cách cách đó nhiều dặm đường.
Người ta tin rằng ngôi đền bắt đầu được đưa vào sử dụng cách đây 5.000 năm và đã trở thành trung tâm văn hoá của người Peru cổ đại sống khoảng 1.000 năm trước Công Nguyên.
Ngôi đền cổ Chavín de Huántar ở Peru. (Nguồn: flickr).
Phát hiện quan trọng này cho thấy các phòng trưng bày tại ngôi đền dường như bị đóng kín trong suốt khoảng 2.000 năm của nền văn minh Chavin.
Theo Thứ trưởng Villacorta, các chuyên gia khảo cổ Peru hiện chỉ tìm hiểu được 15% quần thể ngầm tại ngôi đền Chavin và hy vọng sẽ phát hiện thêm nhiều phòng trưng bày khác để hoàn thành bản đồ đầy đủ về những đường ngầm tại đây.
Phó giáo sư ngành Nhân chủng học John Rick của Đại học Stanford nói: “Đền Chavin được xây dựng ở nơi có địa hình hiểm trở, dễ bị ngập lụt. Những người kiến thiết ngôi đền hiểu rõ về nguy cơ lụt lội, nhưng họ xây ngay trên đó thay vì tìm cách né tránh. Mục đích không chỉ nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ mà còn để tuyên bố với thiên hạ rằng họ dám thách thức thiên nhiên. Và họ đã rất thành công”.
Giám đốc Chương trình Nghiên cứu đền Chavín de Huántar của Đại học Stanford, John Rick, tiết lộ một trong những bí ẩn trong đợt nghiên cứu lần này là tìm thấy 3 bộ xương người cổ tại các phòng trưng bày trên.
Đây có thể là những người đã bị hiến tế, do một trong số họ có tư thế nằm úp mặt. Hai trong 3 bộ xương là của trẻ em và bộ còn lại là của một thanh niên khoảng 20-30 tuổi.
Ngôi đền Chavín de Huántar, nằm cách thủ đô Lima về phía Bắc 250km, được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới năm 1985.
Đây là một trung tâm tín ngưỡng tôn giáo của người Peru cổ, gồm 35 đường hầm và những đoạn đường ngầm giao nhau, được xây dựng trong giai đoạn từ 1.200 -200 năm trước Công Nguyên ở chân dãy núi Andes, vùng Ancash.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".
