Phát hiện mới về "quái vật khổng lồ" cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng

Hình ảnh đầu tiên về lỗ đen nằm ở trung tâm của thiên hà M87 cho thấy các xung từ trường cực lớn phát ra xung quanh "con quái vật" khổng lồ.

Phát hiện mới về quái vật khổng lồ cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng
Hình ảnh lỗ đen ở trung tâm thiên hà M87 cho thấy ảnh hưởng của các lực hấp dẫn xung quanh nó (Ảnh: Space).

Việc tìm thấy lỗ đen từng được xem là vô cùng khó khăn, do gần như không có bất kỳ ánh sáng nào thoát ra từ phía bên kia của "chân trời sự kiện". Tuy nhiên giờ đây, chúng ta đã có thể quan sát những "con quái vật" này với độ chi tiết đáng kinh ngạc dựa vào sự tiến bộ của khoa học.

Theo đó, lỗ đen nằm ở trung tâm thiên hà M87, cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng, đã trở thành đối tượng được quan sát của Kính viễn vọng Event Horizon (EHT) trong suốt nhiều năm qua.

Hình ảnh đầu tiên về lỗ đen được công bố vào năm 2019 cho thấy một vòng tròn vật chất màu vàng chạy xung quanh phần rìa ngoài của lỗ đen, còn được gọi là chân trời sự kiện.

Đến nay, nhóm nghiên cứu do nhà vật lý thiên văn Avery Broderick đến từ Đại học Waterloo (Canada) dẫn đầu, tiếp tục sử dụng một thuật toán hình ảnh được tích hợp trong EHT nhằm cô lập và trích xuất rõ hơn về hình ảnh nêu trên.

Kết quả là họ phát hiện thấy dấu tích của một phản lực chưa xác định bị lỗ đen thổi ngược ra. Lực này được hình thành từ vật chất xung quanh lỗ đen, dần lớn lên, và được đưa vào phần bề mặt để làm "thức ăn dự trữ" cho nó. "Lỗ đen khổng lồ này là một "kẻ phàm ăn", Avery Broderick lý giải khi quan sát thấy lỗ đen ở trung tâm M87 thường xuyên phóng ra những lực từ.

Phát hiện mới về quái vật khổng lồ cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng
Hố đen siêu lớn ở trung tâm của thiên hà M87 trong ánh sáng phân cực. (Ảnh: EHT Collaboration).

Hình ảnh này trái ngược hoàn toàn với lỗ đen được tìm thấy ở trung tâm của Dải Ngân hà Sagittarius A (Sgr.A), khi nó tiêu thụ vật chất thấp đến mức được các nhà khoa học so sánh với việc con người "ăn 1 hạt gạo mỗi triệu năm". 

Hình ảnh được làm mới cũng đánh dấu sự đóng góp to lớn của Kính viễn vọng Horizon Event trong việc định vị và khám phá các lỗ đen trong vũ trụ. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này có thể mang ý nghĩa lớn, khi giải thích một dấu hiệu cơ bản về những gì được hình thành và phát triển xung quanh một lỗ đen. 

Trước đó vào năm 2021, EHT cũng đã cho ra một hình ảnh bổ sung, cho thấy lỗ đen xuất hiện dưới ánh sáng phân cực. Đây là lần đầu tiên sự phân cực - một dấu hiệu của từ trường, được quan sát thấy xung quanh một lỗ đen.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA sắp gửi iPad lên quỹ đạo Mặt trăng

NASA sắp gửi iPad lên quỹ đạo Mặt trăng

NASA sẽ trang bị iPad trên chuyến bay Artemis 1 để thử nghiệm hệ thống trợ lý ảo giọng nói, hỗ trợ phi hành gia trong sứ mệnh trở lại Mặt trăng.

Đăng ngày: 18/08/2022
Hai cơn bão Mặt trời sắp tấn công Trái đất, lưới điện gặp nguy hiểm

Hai cơn bão Mặt trời sắp tấn công Trái đất, lưới điện gặp nguy hiểm

Trái đất dự kiến hứng chịu 2 vụ bùng nổ bức xạ từ Mặt trời (CME, còn gọi là bão Mặt trời) cùng lúc vào ngày 18-8, gây nguy hiểm cho lưới điện.

Đăng ngày: 18/08/2022
Chiêm ngưỡng tinh vân Orion đẹp như tranh vẽ

Chiêm ngưỡng tinh vân Orion đẹp như tranh vẽ

Dưới góc nhìn của kính viễn vọng Hubble, tinh vân Orion được thể hiện bằng những đám mây đầy màu sắc.

Đăng ngày: 18/08/2022
Bão tuyết lộn ngược tạo nên

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"

Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Đăng ngày: 17/08/2022
Vật chất từ tiểu hành tinh Ryugu dẫn tới phát hiện mới về nguồn gốc của nước trên Trái đất

Vật chất từ tiểu hành tinh Ryugu dẫn tới phát hiện mới về nguồn gốc của nước trên Trái đất

Nước có thể được đưa tới Trái đất nhờ các tiểu hành tinh từ rìa Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 17/08/2022
Điểm lại 5 thành tựu lớn của Kính viễn vọng Không gian James Webb sau một tháng hoạt động

Điểm lại 5 thành tựu lớn của Kính viễn vọng Không gian James Webb sau một tháng hoạt động

Bằng việc thu thập ánh sáng hồng ngoại vốn vô hình trong mắt người, kính Webb đã nhìn thấu không gian và thời gian, thu được dữ liệu của một vũ trụ còn non trẻ.

Đăng ngày: 17/08/2022
Ở nơi NASA sắp sửa đưa con người trở lại Mặt trăng

Ở nơi NASA sắp sửa đưa con người trở lại Mặt trăng

Sứ mệnh Mặt Trăng Artemis 1 - dự án 'mở đường' cho sự trở lại của con người trên Mặt Trăng vào năm 2024 của Mỹ - sắp sửa cất cánh vào cuối tháng này.

Đăng ngày: 17/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News