Phát hiện mới về sự tiến hóa của con người
Giới khoa học vẫn cho rằng châu Phi là chiếc nôi duy nhất để nghiên cứu về sự tiến hóa của con người. Tuy nhiên phát hiện mới đây nhất tại Gruzia đã khiến giới khoa học đi đến nhận định khu vực Âu-Á cũng là một chương trong lịch sử tiến hóa của con người.
Trước đây người ta vẫn nghĩ thủy tổ loài người có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng phát hiện tại Gruzia đã đưa ra một giả thuyết mới: liệu thủy tổ của loài người là từ châu Phi di cư sang khu vực trung Á này hay ngược lại?
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một số bộ xương người, xương hàm, xương chi tại một địa điểm gần thủ đô Tbilisi, và điều này cho thấy con người thời cổ đại đã di cư khỏi châu Phi cách đây là 1,8 triệu năm chứ không phải chỉ 1 triệu năm như các nhà khoa học vẫn nghĩ. Những bộ xương người cổ đại phát hiện tại Gruzia được xác định là những bộ xương người cổ nhất từ trước đến nay tìm thấy bên ngoài châu Phi.
![]() |
Chiếc sọ từ một trong năm bộ xương của người Homo cổ được khai quật tại Dmanisi ở Georgia. Họ là tộc người xưa nhất được phát hiện bên ngoài châu Phi. (Ảnh: Georgian National Museum) |
Theo giáo sư David Lordkipanidze, giám đốc bảo tàng quốc gia Gruzia, các nhà khoa học vốn cho rằng loài người di cư khỏi châu Phi cách đây 1 triệu năm và đã có những công cụ lao động bằng đá rất tinh xảo. Việc giải phẫu cơ thể cho thấy con người khi đó có bộ não hoàn toàn phát triển và tỷ lệ phân chia tay chân hoàn toàn giống như con người hiện đại. Nhưng những gì mới được phát hiện tại Grudia cho thấy nhiều điều hoàn toàn khác hẳn.
Bộ xương người mới được phát hiện cho thấy loài người khi đó có bộ não nhỏ hơn 40% bộ não của lớp người di cư ra khỏi châu Phi cách đây 1 triệu năm và chỉ bằng 1/3 não người thời hiện đại.
Giáo sư Lordkipanidze cho rằng Gruzia là chiếc nôi của những người châu Âu đầu tiên và những gì thấy được từ những bộ xương tìm thấy tại đây cho thấy con người khi đó chỉ cao chừng 1,44 đến 1,5m và họ dường như là người có khả năng chạy rất tốt./.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
