Phát hiện một lỗ rò khí mêtan khổng lồ ở Bắc cực
Một lượng lớn khí mêtan đang rò rỉ từ một lỗ hổng khổng lồ vừa được phát hiện ở phía dưới những khối băng vĩnh cửu ở Bắc Băng dương. Nếu tiếp tục rò rỉ nhiều như hiện nay, khối khí mêtan này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên toàn cầu.
Thiết bị dò tìm bằng âm thanh (sonar) là phương tiện duy nhất để thăm dò và phát hiện những khối khí mêtan khổng lồ nằm dưới mặt băng vĩnh cửu này.
Đáy của Bắc Băng dương chứa một lượng carbon (C) vô cùng lớn, và các chuyên gia lo ngại rằng việc rò rỉ chúng dưới dạng mêtan (CH4) sẽ kích thích nhiệt độ trái đất tăng lên. Mêtan là một loại khí nhà kính có tác hại gấp 30 lần so với CO2.
Các cuộc khảo sát và nghiên cứu trên đã được một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Alaska thực hiện trên vùng đáy biển băng phía đông Siberi (chiếm khoảng 2 triệu km vuông của đáy Bắc Băng dương) từ năm 2003. Kết quả cho thấy khí ga đang rò rỉ với khối lượng lớn và tốc độ nhanh nằm ngoài dự đoán của các nhà khoa học. Tình trạng này nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trước đây, các nhà khoa học chỉ tập trung vào khí ga thoát ra từ mặt băng tan trên đất liền, và họ đã nghĩ rằng lớp băng vĩnh cửu dưới đáy đại dương này sẽ là một “hàng rào” bất khả xâm phạm có thể “nhốt” khí mêtan ở phía dưới.
Hơn 80% nước biển ở tầng đáy và phân nửa lượng nước bề mặt được khảo sát có chứa hàm lượng mêtan cao gấp 8 lần so với nước biển thông thường.
Việc rò rỉ này là do lớp băng dưới đáy hiện nay đang có các dấu hiệu bất thường, và nếu nó tiếp tục tình trạng mất ổn định như vậy thì lượng mêtan thoát ra còn lớn hơn rất nhiều, sẽ đe dọa nghiêm trọng đến "sự an nguy” của các hệ sinh thái trên trái đất.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
