Phát hiện một loài "không phải con người" đào giếng nước ở Đông Phi

Một loài động vật cùng thuộc bộ linh trưởng với con người đã tiến hóa đáng kinh ngạc: Để đối phó với tình trạng sông ngòi khô hạn mùa hè, chúng đào giếng.

Nghiên cứu từ Trường Tâm lý và Khoa học thần kinh (Đại học St Andrews - Anh) và Trường nhân chủng học và bảo tồn (Đại học Kent - Mỹ) đã theo dõi sự xuất hiện và lây lan của hành vi đào giếng nước trong một cộng đồng tinh tinh hoang dã tại Đông Phi.

Phát hiện một loài không phải con người đào giếng nước ở Đông Phi
Một con tinh tinh cái đang đào giếng giữa rừng già Đông Phi - (Ảnh: Primate)

Theo Sci-News, mọi thứ bắt đầu bởi Onyofi, một con cái trẻ gia nhập cộng đồng từ năm 2015, đã thể hiện kỹ năng tưởng chừng chỉ có ở con người này và nhanh chóng được các con khác chú ý. Kể từ đó, một số con tinh tinh Waibira non và con cái trưởng thành khác đã bắt chước hành vi.

Không thấy các con đực trưởng thành đào giếng, nhưng chúng thường xuyên sử dụng giếng được các thành viên khác trong cộng đồng đào sẵn.

Điều này đã giúp các con tinh tinh "khỏe re" trước tình trạng khô hạn đang bao trùm Đông Phi vào thời điểm đó.

Với sựu thay đổi ngày càng tăng của khí hậu, hành vi này giúp các cộng đồng như tinh tinh Waibira tiếp tục phát triển.

Thú vị hơn, hành vi ban đầu của Onyofi, với thao tác đào giếng rất thành thạo, cho thấy nó phải lớn lên ở một cộng đồng biết đào giếng khác!

Chưa kể, theo tác giả cấp cao Catherine Hobaiter từ Trường Tâm lý và Khoa học thần kinh của Đại học St Andrews, họ còn quan sát thấy phản ứng khá thú vị của những con đực, bao gồm cả những con "có địa vị" trong đàn: Hết sức lịch sự khi chờ đợi Oniofy đào giếng, chờ nó uống xong rồi mới mượn giếng để uống nước.

Nghiên cứu sơ bộ đã được công bố trên tạp chí Primate, tuy nhiên nhóm tác giả cho biết họ sẽ theo dõi cộng đồng thú vị này thêm nhiều năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Báo châu Phi hạ gục linh miêu đồng cỏ trong chớp mắt

Báo châu Phi hạ gục linh miêu đồng cỏ trong chớp mắt

Dù có lợi thế về tốc độ, linh miêu đồng cỏ vẫn bị báo châu Phi âm thầm áp sát rồi hạ gục trong nháy mắt.

Đăng ngày: 01/07/2022
Rắn hai đầu bất ngờ mò vào vườn nhà dân

Rắn hai đầu bất ngờ mò vào vườn nhà dân

Con rắn hai đầu thuộc loài rắn ăn trứng nâu miền Nam, dài khoảng 0,3 m, mò vào vườn nhà dân và được chuyển đến nơi an toàn.

Đăng ngày: 01/07/2022
Kịch tính khoảnh khắc voi mẹ cứu con khỏi bị chết đuối khi băng qua sông

Kịch tính khoảnh khắc voi mẹ cứu con khỏi bị chết đuối khi băng qua sông

Khi phát hiện con bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi, voi mẹ đã nhanh chóng đuổi theo để giải cứu con của mình.

Đăng ngày: 30/06/2022
Ghi nhận loài cheo cheo Nam Dương tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà

Ghi nhận loài cheo cheo Nam Dương tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà

Tại Hòn Bà, cheo cheo Nam Dương thường được bắt gặp ở những khu rừng trồng các loại cây dầu rái, bạch đàn… và các khu vực rừng phục hồi sau khai thác ở cao độ từ 50-300m.

Đăng ngày: 29/06/2022
Dân làng vây bắt cá sấu khổng lồ có chiều dài lên tới 4,3m

Dân làng vây bắt cá sấu khổng lồ có chiều dài lên tới 4,3m

Lo ngại cá sấu săn mồi có thể tấn công người, dân làng Indonesia đã vây bắt con vật và bàn giao cho cơ quan chức năng.

Đăng ngày: 29/06/2022
Cận cảnh

Cận cảnh "dung nhan" chú chó xấu xí nhất thế giới

Một chú chó có mào (Chinese Crested Dog) có tên Mr Happy Face (Cậu Mặt Mừng) đã được vinh danh là chú chó xấu xí nhất thế giới trong một cuộc thi thường niên được tổ chức tại California, Mỹ.

Đăng ngày: 28/06/2022
Rắn đuôi chuông

Rắn đuôi chuông "khủng" bị rắn vua giết chết rồi nuốt chửng

Do có khả năng miễn dịch với nọc độc, rắn vua phương đông có thể nuốt chửng rắn đuôi chuông gỗ lớn hơn an toàn.

Đăng ngày: 27/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News