Phát hiện một loài tắc kè mới
Một loài tắc kè thuộc giống Gekko vừa được công bố dựa trên mẫu vật thu thập được ở vùng núi đá vôi của tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với tên khoa học Gekko adleri Nguyen, Wang, Yang, Lehmann, Le, Ziegler & Bonkowski, 2013.
Loài mới được đặt theo tên GS Kraig Adler, một nhà nghiên cứu bò sát và ếch nhái nổi tiếng của Hoa Kỳ. Bài báo mô tả loài mới là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Việt Nam, Trung Quốc và Đức vừa được công bố trên tạp chí Zootaxa số 3652 (tháng 5/2013).
Tắc kè adlơ có đặc điểm nhận dạng chiều dài đầu và thân tới 75mm, dài đuôi tới 83mm; có một vảy gian mũi, nhỏ hơn vảy trên mũi; vảy sau cằm phình to; số vảy giữa hai ổ mắt từ 27 – 36; số hàng nốt sần ở giữa thân 7 – 11; số vảy bụng từ vảy sau cằm đến hậu môn 168 – 190; số hàng vảy quanh giữa thân 123 – 144; số hàng vảy bụng ngang giữa thân 35 – 44; số bản mỏng dưới ngón chân 4 là 11 – 15; mặt trên chân trước không có nốt sần, mặt trên chân sau có 0 – 8 nốt sần; cá thể đực có 17 – 21 lỗ trước hậu môn; có một mấu lồi ở gốc đuôi phía sau hậu môn; mặt trên đuôi có các nốt sần; vảy dưới đuôi phình rộng theo chiều ngang; phần trên đầu và thân màu xám nâu hoặc xám đen với bốn sọc ngang trên lưng. Loài tắc kè mới này sống bám trên vách đá hoặc các kẽ nhỏ ở vùng núi đá vôi, các loại thức ăn tìm thấy trong dạ dày của chúng là nhện, dế, ong và mối.
Hiện nay đã ghi nhận có 12 loài thuộc giống tắc kè ở Việt Nam. Điều đáng lưu ý là mặc dù vùng núi đá vôi ở huyện Hạ Lang và Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) không phải là khu bảo tồn thiên nhiên nhưng lại có giá trị cao về đa dạng sinh học. Nhóm nghiên cứu của viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật đã phát hiện tới ba loài mới ở khu vực này trong hai năm qua, gồm: rắn khiếm na-gao (Oligodon nagao), nhái cây wa-za (Gracixalus waza) và loài tắc kè adlơ kể trên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
