Phát hiện một loài tảo sống được tới 2 năm ngoài không gian

Khi nói đến mục tiêu đưa con người di cư lên Sao Hỏa, mọi phương án của nó đều dẫn về một bế tắc cơ bản.

Công nghệ cho phép chúng ta đi tới và hạ cánh trên bề mặt hành tinh đỏ. Nguồn lực trong tương lai cũng có thể đủ để con người xây dựng trạm. Nhưng khi mục đích cuối cùng là một cuộc sống lâu dài và bền vững, điều trước hết chúng ta phải tìm ra là: Làm thế nào để trồng trọt được trên bề mặt Sao Hỏa?

Một nền nông nghiệp Sao Hỏa nói đến ở đây, khác với cách mà Matt Demon trồng khoai tây trong The Martian. Đó là một nền nông nghiệp khi lương thực có thể được trồng trực tiếp trên bề mặt hành tinh đỏ, bên ngoài phòng thí nghiệm, với chân không, nhiệt độ dao động mạnh, bức xạ và đủ mọi điều kiện khắc nghiệt.

Phát hiện một loài tảo sống được tới 2 năm ngoài không gian
Khoai tây của Matt Deamon chết ngay khi phòng thí nghiệm bị nổ, phơi nó dưới chân không và nhiệt độ siêu lạnh của Sao Hỏa.

Trong 2 năm trở lại đây, các nhà khoa học đã liên tục thực hiện những thí nghiệm nông nghiệp trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Kết quả hé hộ cho chúng ta một số gợi ý. Có một loài tảo xanh và vi khuẩn quang hợp có thể sống sót suốt 450 ngày bên ngoài không gian. Gần như tất cả các mẫu sinh vật đã phát triển khi trở lại Trái Đất và chỉ có một mẫu vật bị chết.

Các thí nghiệm này trên ISS mới chỉ là bước đầu của dự án Biology and Mars Experiment (BIOMEX). Trong đó, các nhà khoa học muốn tìm hiểu sự sống trên mặt đất có thể được chuyển lên và tồn tại trong không gian cũng như trên Sao Hỏa.

Hàng trăm các túi mẫu vật chứa vi khuẩn, nấm, địa y, tảo và rêu đã được cho tiếp xúc với những điều kiện hết sức khắc nghiệt: từ môi trường gần chân không, nhiệt độ dao động từ -20oC tới 47oC và những vụ nổ bức xạ cực tím kéo dài.

Tháng 6 năm ngoái, phòng thí nghiệm của BIOMEX đã được gửi trở lại Trái Đất. Các nhà khoa học bắt đầu phân tích kết quả. Các sinh vật được giải mã DNA để tìm kiếm xem liệu chúng có gặp thiệt hại gì khi sống trong môi trường khắc nghiệt của vũ trụ hay không.

Phát hiện một loài tảo sống được tới 2 năm ngoài không gian
Tảo Sphaerocystis có thể sống được trong không gian, nó sẽ sản xuất oxy và protein.

Hai trong số những sinh vật được đặt nhiều hi vọng: tảo Sphaerocystis, tìm thấy ở một quần đảo của Na Uy và vi khuẩn cổ Nostoc, có mặt ở Nam Cực. Các loài này được coi là có tiềm năng lớn, bởi chúng đã từng được biết đến với khả năng chịu lạnh.

Tảo có thể bảo vệ bản thân nó bằng cách đưa cơ thể vào trạng thái ngủ đông, tạo một bức tường dày những nang màu da cam chứa carotenoid. Carotenoid là những sắc tố tạo màu cho cà rốt, nhưng nó cũng có tác dụng chống bức xạ.

Bên cạnh tảo Sphaerocystis và vi khuẩn Nostoc, có một danh sách các sinh vật khác cũng có khả năng tồn tại trong không gian, bao gồm địa y và cả gấu nước (Tardigrades).

Phát hiện một loài tảo sống được tới 2 năm ngoài không gian
Thí nghiệm trong dự án BIOMEX, đưa sinh vật sống ra ngoài không gian.

Bài học thực tế về các sinh vật có thể tồn tại này sẽ giúp chúng ta có hy vọng về một nông trại trên Sao Hỏa. Ở đó, tảo có thể sản xuất protein và oxy, hai thành phần rất quan trọng giúp con người có thể sống sót khi rời khỏi Trái Đất.

Những thí nghiệm này, mặt khác, cũng có thể giúp chúng ta hiểu biết hơn về chính sự sống trên hành tinh. Có giả thuyết nói rằng sự sống đã xuất hiện một cách tự nhiên bên trong một "nồi súp" của Trái Đất trộn lẫn lộn các hóa chất vô cơ với nhau.

Tuy nhiên, cũng có giả thuyết nói rằng một thiên thạch đã mang sự sống từ vũ trụ xuống mặt đất. Nếu thật vậy thì ít nhất, chúng ta cũng phải tìm ra được minh chứng về một sinh vật nào đó, có khả năng tồn tại và sống trong điều kiện khắc nghiệt của không gian. Và trong tương lai, BIOMEX có thể sẽ hé lộ cho chúng ta biết về tất cả những câu trả lời ấy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Tìm thấy một loài nấm mới ở Lâm Đồng

Tìm thấy một loài nấm mới ở Lâm Đồng

Phân tích gene cho thấy, bộ gene của Bạch Kim Hương không trùng lặp với bất kỳ loài nấm hương nào đã được phát hiện trước đó trên thế giới.

Đăng ngày: 15/02/2017
Chuyện đời cây keo cô độc nhất hành tinh

Chuyện đời cây keo cô độc nhất hành tinh

Cây keo Ténéré (L'Arbre du Ténéré) từng được xem là cây cô đơn nhất trên trái đất. Trong vòng bán kính 400km, nó là cái cây duy nhất nằm trên sa mạc Sahara cằn cỗi…

Đăng ngày: 14/02/2017
Những điều chưa biết về loài bướm chúa Bắc Mỹ

Những điều chưa biết về loài bướm chúa Bắc Mỹ

Bướm chúa với hoa văn màu cam và đen đặc trưng được coi là loài bướm phổ biến nhất trên toàn Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 14/02/2017
Phát hiện ký sinh trùng gây ra chứng

Phát hiện ký sinh trùng gây ra chứng "khổ dâm" cho đàn ông

Gần đây, các nhà khoa học từ Đại học Charles ở Prague (Séc), phát hiện ra rằng những người đàn ông bị nhiễm loài ký sinh trùng toxoplasmosis dễ có thiên hướng tình dục khổ dâm, tình yêu ràng buộc và ái vật.

Đăng ngày: 12/02/2017
Phương pháp diệt cỏ dại không dùng chất hóa học

Phương pháp diệt cỏ dại không dùng chất hóa học

Cỏ dại là một vấn đề đau đầu đối với người nông dân của các nước trên thế giới, kể cả những nước có công nghệ tiên tiến như Mỹ.

Đăng ngày: 11/02/2017
Bọ xít hút máu đang âm thầm phát tán khắp thế giới

Bọ xít hút máu đang âm thầm phát tán khắp thế giới

Hội thảo quốc tế về bọ xít hút máu tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội từ ngày 17 đến 21/6, là hoạt động rất có ý nghĩa, sau khi bọ xít xuất hiện ồ ạt tại Việt Nam.

Đăng ngày: 10/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News