Phát hiện một loài ve sầu mới ở vườn quốc gia Cúc Phương
Các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Trường Đại học Connecticut, Hoa Kỳ và Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ đã nghiên cứu về phân loại học của giống ve sầu Pomponia ở Việt Nam và Campuchia. Kết quả nghiên cứu đã công bố 1 loài mới cho khoa học và ghi nhận thêm 1 loài mới cho khu hệ ve sầu của Campuchia.
Loài ve sầu mới ở vườn quốc gia Cúc Phương
Loài ve sầu mới cho khoa học được đặt tên là Pomponia brevialata Lee & Pham, 2015. Loài này được phân biệt với các loài khác của nhóm loài Pomponia linearis bởi các đốm vệt màu nâu trên gân r, r-m, và m của cánh trước; bụng con đực hình phễu. Loài này giống với loài Pomponia cinctimanus (Walker, 1850) và loài Pomponia ramifera (Walker, 1850) (cả hai loài đều phân bố ở Sylhet, Bănglađét). Tuy nhiên, loài này phân biệt với hai loài trên bởi các gai của clasper hẹp hơn và dài hơn rõ rệt cũng như các đốm vệt màu nâu trên cánh trước.
Mẫu vật nghiên cứu của loài Pomponia brevialata Lee & Pham, 2015 được thu tại Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Mẫu vật nghiên cứu được lưu giữ tại Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Với việc công bố thêm loài mới này đã nâng số tổng loài thuộc giống Pomponia lên 36 loài. Trong đó Việt Nam có 5 loài.
Loài ve sầu ghi nhận mới cho khu hệ ve sầu Campuchia là loài Pomponia backanensis Pham & Yang, 2009. Loài này được công bố là loài mới cho khoa học từ năm 2009 với mẫu vật thu được ở Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ve sầu - Pomponia brevialata - (Hình: Phạm Hồng Thái)

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới
Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.
