Phát hiện ngoại hành tinh mới trong vùng ở được

Hành tinh KIC-7340288 b có điều kiện phù hợp để sự sống tồn tại, nằm trong số 17 ngoại hành tinh mới được tìm thấy.

Phát hiện ngoại hành tinh mới trong vùng ở được
Kích thước của 17 hành tinh so với sao Hỏa, Trái Đất và sao Hải Vương. (Ảnh: CNN).

Michelle Kunimoto, nghiên cứu sinh hệ tiến sĩ ở Đại học British Columbia, Canada, phát hiện 17 hành tinh khi xem xét dữ liệu từ dự án Kepler kết thúc năm 2018 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Trước đó, năm 2016, khi còn là sinh viên thiên văn học, Kunimoto đã tìm thấy 4 ngoại hành tinh.

Một trong số những hành tinh mới phát hiện nằm trong vùng ở được quanh sao chủ. Khoảng cách này giúp hành tinh có nhiệt độ và điều kiện phù hợp để nước lỏng tồn tại trên bề mặt. Kunimoto đặc biệt quan tâm đến ngoại hành tinh có thể tồn tại sự sống. Nữ nghiên cứu sinh công bố phát hiện hôm 27/2 trên tạp chí Astronomical Journal.

"Hành tinh này ở cách Trái Đất khoảng 1.000 năm ánh sáng nên chúng ta sẽ không thể tới đó sớm", Kunimoto chia sẻ. "Nhưng đây là một phát hiện thực sự thú vị, bởi chỉ có 15 hành tinh nhỏ được xác nhận nằm trong vùng ở được mà các nhà nghiên cứu tìm thấy qua dữ liệu của tàu vũ trụ Kepler".

Phát hiện ngoại hành tinh mới trong vùng ở được
Michelle Kunimoto. (Ảnh: CNN).

Ngoại hành tinh KIC-7340288 b lớn gấp khoảng 1,5 lần kích thước Trái Đất, có thể là hành tinh đá. Một năm trên hành tinh này bằng 142,5 ngày trên Trái Đất và quỹ đạo của nó hơi lớn hơn so với quỹ đạo của sao Thủy quanh Mặt Trời. Lượng ánh sáng KIC-7340288 b nhận được từ sao chủ bằng khoảng 1/3 so với ánh sáng từ Mặt Trời chiến đến Trái Đất. Kunimoto phát hiện KIC-7340288 b và 16 hành tinh khác bằng phương pháp dịch chuyển khi xem xét dữ liệu từ Kepler.

"Mỗi khi một hành tinh đi qua phía trước sao chủ, nó che mất một phần ánh sáng của ngôi sao và khiến độ sáng tạm thời giảm. Thông qua tìm kiếm sự giảm sáng hay còn gọi là phương pháp dịch chuyển, bạn có thể xâu chuỗi thông tin về hành tinh như kích thước và thời gian quay quanh quỹ đạo", Kunimoto giải thích. Phần lớn hành tinh Kunimoto tìm thấy đều lớn hơn nhiều so với Trái Đất trong khi hành tinh nhỏ nhất chỉ bằng 2/3.

Kunimoto đang tiến hành nghiên cứu nối tiếp cùng với Henry Ngo, nghiên cứu sinh ở Viện Công nghệ California, sử dụng kính viễn vọng Gemini North ở Hawaii cùng thiết bị chụp ảnh cận hồng ngoại và quang phổ kế để tính toán tỷ lệ tồn tại ngoại hành tinh trong vùng ở được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mặt trời không còn nữa?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mặt trời không còn nữa?

Vào một buổi sáng đẹp và đầy nắng, bạn đang đi dạo thì đột nhiên bầu trời tối sằm lại. Bạn nhìn lên bầu trời nhưng mặt trời đã biến mất.

Đăng ngày: 29/02/2020
Phát hiện vụ nổ lớn nhất từng thấy trong vũ trụ

Phát hiện vụ nổ lớn nhất từng thấy trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học công bố ảnh chụp vụ nổ xảy ra bên trong cụm thiên hà Ophiuchus, cách Trái Đất khoảng 390 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 28/02/2020
Các nhà khoa học tìm thấy một vệ tinh mới của Trái đất

Các nhà khoa học tìm thấy một vệ tinh mới của Trái đất

Tiểu hành tinh nhỏ 2020 CD3 tạm thời biến thành một vệ tinh tự nhiên mới của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2020
Bài học từ Covid-19 giúp đối phó với mầm bệnh ngoài hành tinh

Bài học từ Covid-19 giúp đối phó với mầm bệnh ngoài hành tinh

Các nhà khoa học cho rằng cần thận trọng trước khi mang mẫu vật ngoài hành tinh về Trái Đất vì chúng có thể chứa mầm bệnh.

Đăng ngày: 27/02/2020
Phát hiện bầu trời đầy nước trên hành tinh khác ngay trong Hệ Mặt trời

Phát hiện bầu trời đầy nước trên hành tinh khác ngay trong Hệ Mặt trời

Gã khổng lồ khí, hành tinh cổ xưa nhất của Hệ Mặt trời có lượng nước trong khí quyển còn dồi dào hơn nước trong khí quyển Bắc Cực của trái đất.

Đăng ngày: 27/02/2020
NASA tái tạo hành trình Apollo 13 với chất lượng 4K

NASA tái tạo hành trình Apollo 13 với chất lượng 4K

Apollo 13 là một trong những nhiệm vụ thám hiểm Mặt Trăng phi thường nhất của NASA được thực hiện vào năm 1970.

Đăng ngày: 26/02/2020
Các nhà vật lý học tính ra số năm ta cần để du hành liên sao, lớn tới mức bạn sẽ thở dài chán nản

Các nhà vật lý học tính ra số năm ta cần để du hành liên sao, lớn tới mức bạn sẽ thở dài chán nản

Khi bạn chuẩn bị kế hoạch cho một hành trình, chắc chắn bạn phải biết chuyến đi đó sẽ mất bao lâu. Và nếu loài người muốn du hành liên sao, thì đây sẽ là khoảng thời gian cần thiết để đến đích.

Đăng ngày: 25/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News