Phát hiện ngôi đền cổ 4000 năm ở Peru
"Ngôi đền có từ 4000 năm trước với rất nhiều bức hoạ được khắc trên thành tường đã được khai quật ở bờ biển phía bắc của Peru. Trở thành một trong những ngồi đền cổ nhất được phát hiện ở châu Mỹ" trưởng nhóm khảo cổ đã phát biểu trên tờ báo Reuters ngày 10/11/2007
Nhà khảo cổ người Peru, Walter Alva cho biết: "Ngôi đền, có tên gọi Ventarron, nằm bên cạnh một khu phế tích rộng lớn, bao gồm một cầu thang dẫn lên một bệ thờ được sử dụng làm nơi thờ cúng. Nó được đặt trong thung lũng Lambayeque, gần quần thể Sipan cổ đại được khai quật từ những năm 1980. Ventarron được xây dựng trước thời nền văn minh Sipan cổ đại, cách đây khoảng 2.000 năm trước khi Chúa Giesu ra đời "
Walter Alva cho biết thêm: "Điều ngạc nhiên là các phương pháp xây dựng, thiết kế kiến trúc và hầu hết những bức bích họa còn lại có thể đều thuộc diện cổ xưa nhất ở châu Mỹ",
Khu vực khai quật thuộc thung lũng Lambayeque, cách thủ đô Lima của Peru khoảng 472 dặm. Peru là quốc gia rất giàu các dấu tích khảo cổ, trong đó có thành Machu Picchu của người Inca trên dãy núi Andes.
Những khám phá trước đây tại Sipan, trung tâm tôn giáo và quản lý hành chính văn hoá Moche, đã tìm thấy một ngôi mộ dát vàng được xây dựng cách đây 1700 năm cho một vị vua Incan.
Khám phá ngôi đền cổ này đã tiết lộ bí mật về Thung lũng Lambayeque là một sự chuyển đổi văn hoá lớn giữa vùng biển Thái bình dương và phần còn lại của Peru.
Các nhà khảo cổ học đang làm việc tại ngôi đền đất sét Ventarron
nằm phía bắc Lambayeque, ngày 10/11/2007 (Ảnh: Reuters)
Bưc hoạ khắc trên thành tường (Ảnh: reuters.com)
Nhà khảo cổ học người Peru, Walter Alva đánh dấu một bức tranh tường trong ngôi đền (Ảnh: Reuters)
Một nhà khảo cổ học đang khôi phục lại dấu tích những bức tranh tường (Ảnh: Reuters)
Ngọc Lan

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
