Phát hiện nhiên liệu sinh học nhiều tiềm năng

Những hợp chất lạ có trong loài cây bụi Euonymus alatus, còn gọi là "cây bụi phát sáng", có thể tạo ra những bước tiến mới trong nhiên liệu sinh học và các loại dầu thực phẩm ít calorie.

Kết quả của một nghiên cứu mới đây tại ĐH Michigan (MSU) cho biết nhũ trắng bên trong hạt Euonymus alatus tạo ra các triacylglycerols acetyl (acTAGs), loại dầu có giá trị cao, trong khi lớp vỏ mô màu cam xung quanh hạt tạo ra dầu thực vật bình thường.

Cận cảnh hạt Euonymus alatus với lớp nhũ trắng giá trị bên trong

Nhóm nghiên cứu của MSU đã xác định được gen "chủ trì" sản xuất loại dầu chất lượng cao trong hạt Euonymus alatus. Gen này mã hóa cho một enzyme, có chức năng tạo ra lượng lớn những hợp chất khác thường là acetyl glycerides (acTAGs). Loại dầu được tạo ra bởi loài cây bụi này có những đặc điểm độc đáo và giá trị.

Một trong những ưu điểm của loại hợp chất mới này là độ nhớt thấp.

Timothy Durret, nhà sinh học thực vật của MSU, tác giả chính của nghiên cứu giải thích: “Độ nhớt cao của các loại dầu thực vật khiến ta không thể được sử dụng trực tiếp trong công nghệ diesel, buộc phải chuyển đổi chúng thành dầu diesel sinh học. Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh các acTAGs có độ nhớt thấp hơn các loại dầu thực vật khác. Vì đặc tính này, chúng có thể được sử dụng trực tiếp như một loại nhiên liệu sinh học trong nhiều động cơ diesel. Bên cạnh đó, acTAGS cũng có lượng calorie thấp hơn các loại dầu thực vật khác, do đó nó cũng có thể được sử dụng như một loại dầu thay thế giúp giảm lượng calorie trong thực phẩm”.

Euonymus alatus là một loài cây bụi rụng lá sớm có nguồn gốc từ Đông Á, ở miền Trung và Bắc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó mọc cao tới 2,5m, thân to. Hoa có màu xanh lục, nở suốt thời gian mùa xuân. Tên gọi “cây bụi phát sáng” xuất phát từ màu lá đỏ tươi vào mùa thu. Đây là một loài cây cảnh phổ biến trong các khu vườn, công viên do trái cây tươi sáng, màu hồng hay cam, màu sắc sặc sỡ khi vào thu.

Nguồn: Science Daily

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News