Phát hiện nhiều vùng đất có "bụi" kim cương
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện có nhiều "bụi" kim cương trong các trầm tích có niên đại 12.900 năm ở một số địa điểm thuộc khu vực Bắc Mỹ. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí "Khoa học" số ra mới đây.
"Bụi" kim cương - còn gọi là nano kim cương chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi - hình thành trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao do va chạm của những vật thể ngoài Trái Đất, như sao chổi hay thiên thạch.
"Bụi" kim cương đã được tìm thấy trong các trầm tích cổ xưa tại nhiều địa điểm ở các bang Arizona, Oklahoma, Michigan, South Carolina; cũng như tại Lake Hind, Manitoba, và Alberta ở Canada.
Con người cũng có thể tạo ra nano kim cương bằng cách gây nổ cực mạnh hoặc tác động với hóa chất bay hơi, song "bụi" kim cương được tìm thấy ở các địa điểm trên được các nhà khoa học Mỹ xác định là chứng tích của một vụ sao chổi va chạm Trái Đất.
Trưởng nhóm nghiên cứu trên, James P. Kennett, nhà cổ hải dương học thuộc trường Đại học Oregon, cho biết "không có cách nào khác diễn giải sự hiện diện của hàng tỷ hạt nano kim cương tập trung trong những trầm tích có liên quan đến giai đoạn băng giá Younger Dryas ngoài một vụ va chạm thiên thể".
Theo giả thuyết trên, sau khi va chạm, sao chổi vỡ tan thành từng mảnh, gây ra những cơn bão lửa khắp vùng Bắc Mỹ, đốt cháy đồng cỏ và rừng, tạo ra những đám mây khói dày đặc. Sức nóng tỏa ra từ những vụ nổ cháy làm tan chảy một phần quan trọng sông băng Laurentide ở Canada, gây ra lũ lụt ở Mississippi và dồn một lượng nước khổng lồ ra vịnh Mexico.
Nó đảo ngược các dòng hải lưu kèm theo hiện tượng khí hậu băng giá bao trùm cả thế giới. Năm 2007, ông Kennett và các đồng nghiệp cho biết họ cũng đã phát hiện địa tầng đen, đo bằng sóng cacbon, có niên đại 12.900 năm ở 10 điểm khảo cổ. Ngoài vết tích của quần thể thực vật, các địa tầng này còn có irridium, những hạt cacbon chứa helium-3 là những thứ đặc biệt chỉ có sau một vụ thiên thể va chạm với mặt đất.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học khác cho rằng những chứng cứ mà nhóm nghiên cứu trên đưa ra chưa đủ sức thuyết phục, nhất là không có hố thiên thạch nào liên quan đến vụ va chạm này, nếu có./.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
