Phát hiện những bí mật của hồ mặn nhất thế giới

Các nhà địa chất của Đại học Brown (Mỹ) cho biết họ vừa phát hiện những bí mật của hồ nước ở Nam Cực và mối liên hệ giữa những hình ảnh của hồ với... sao Hoả.

Hồ Don Juan nằm ở Thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực. Hàm lượng muối của nó cao hơn 8 lần so với Biển Chết. Đây là hồ nước có hàm lượng muối cao nhất thế giới. Chính vì thế, hồ không bị đóng băng cho dù nó nằm ở một trong những nơi lạnh nhất và khô nhất trên Trái đất. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng những bức ảnh time-lapse (kỹ thuật làm video giúp "rút gọn thời gian" cho người xem) để quan sát nước bốc hơi do không khí khô và muối giữ cho nước hồ không bị đóng băng.

James Dickson, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết trên tạp chí Scientific Reports: "Chúng tôi đã chụp 16.000 bức ảnh trong suốt hai tháng. Chúng tôi so sánh hình ảnh tại những thời điểm khác nhau để quan sát dòng chảy của nước. Và hồ Don Juan đã tự kể câu chuyện riêng của mình".


Nước trên sao Hỏa tồn tại giống như tại hồ Don Juan? (Ảnh: Labnews)

Những hình ảnh cho thấy mực nước trong hồ tăng lên trùng với thời điểm nhiệt độ trong ngày tăng. Điều này có nghĩa là, nhiệt độ ấm lên vào giữa ngày khiến tuyết tan chảy vào hồ. Tuy nhiên, điều này không giải thích được tại sao trong hồ lại chứa hàm lượng muối cao đến vậy.

Nhóm nghiên cứu đã tìm một nguồn nước khác và phát hiện một khe trầm tích mềm xốp ở phía Tây của hồ. Những bức ảnh cho thấy mỗi khi độ ẩm tương đối trong không khí tăng vọt, muối trong đất hấp thụ không khí ẩm. Sau đó, muối ngậm nước ngấm vào tầng đất xốp, đi tới tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở bên dưới. Quá trình tuyết tan sẽ đem muối qua khe vào hồ.

Điều đáng nói nhất là ảnh chụp ở hồ Don Juan có đặc điểm rất giống những hình ảnh được gửi về từ sao Hỏa. Thế nên, các nhà khoa học tin rằng trên hành tinh đỏ cũng sẽ có những dòng nước muối tương tự.

"Nói chung, đặc điểm thủy văn ở hồ Don Juan tương tự như trên sao Hỏa. Rất có thể hành tinh đỏ đã tạo ra rất nhiều những hồ nước dạng này”, Dickson cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News