Phát hiện nòng nọc loài ếch "vũ công" ở Ấn Độ

Sau nhiều năm, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện nòng nọc của loài ếch "vũ công" vùi mình trong cát tại vùng Western Ghats, Ấn Độ.

BBC hôm 30/3 đưa tin, theo nghiên cứu công bố trên tập san Plos One, nòng nọc thông thường không sống trong cát hay ăn cát, song loài nòng nọc mới phát hiện lại sở hữu những điểm đặc biệt này. Chúng thuộc họ ếch "vũ công" Ấn Độ tên Micrixalidae.

Ếch "vũ công" Ấn Độ nổi tiếng với vũ điệu nhảy múa bằng chi lúc giao phối hay bảo vệ lãnh thổ. Tuy nhiên, nòng nọc của chúng vẫn là một bí ẩn với khoa học.

"Loài nòng nọc này không được phát hiện trong những năm qua do vùi mình dưới cát, tập tính rất hiếm xuất hiện trong thế giới lưỡng cư", giáo sư SD Biju, đại học Delhi, Ấn Độ cho biết.


Loài nòng nọc mới thuộc họ ếch "vũ công" Ấn Độ tên Micrixalidae. (Ảnh: SD Biju).

Nhóm các nhà khoa học từ đại học Delhi, Ấn Độ, đại học Peradeniya, Sri Lanka và cao đằng Gettysburg, Mỹ đã phát hiện và theo dõi những ấu trùng ếch, được nhận dạng về mặt di truyền là Micrixalus herrei. Chúng được tìm thấy trong các hõm sâu của lòng suối nơi chúng "sống trong bóng tối cho tới khi phát triển thành ếch con".

Giáo sư Madhava Meegaskumbura từ đại học Peradeniya mô tả nòng nọc Micrixalidae "có xương sườn, nhờ đó cung cấp lực cơ mạnh hơn giúp chúng luồn lách trong cát".

"Chỉ có 4 họ ếch có xương sườn, song với nghiên cứu này, chúng tôi đã chứng minh rằng ít nhất một số loài như Micrixalidae cũng có cấu tạo xương sườn, thậm chí khi chúng còn ở dạng nòng nọc", ông nói.

Nghiên cứu cho biết thêm, nòng nọc Micrixalidae không có răng nhưng sở hữu bộ hàm răng cưa, giúp chúng tránh được sạn cát lớn khi ăn. Các đặc điểm môi trường sống của loài nòng nọc này vẫn chưa rõ ràng.


Chúng là ấu trùng của loài ếch "vũ công" nổi tiếng với màn nhảy múa bằng chi khi giao phối và bảo vệ lãnh thổ. (Ảnh: SD Biju).

"Quan sát tới nay cho thấy nòng nọc sống trong cát ở những lòng suối được cây cối che phủ", giáo sư Madhava nói.

Western Ghats là khu vực miền núi ở phía nam Ấn Độ, một điểm nóng đa dạng sinh học. Phát hiện mới càng nhấn mạnh tính độc đáo của các loài lưỡng cư nơi đây.

Những đặc điểm của loài nòng nọc "vũ công" bí ẩn là: "Sống ở những hốc trong cát và sỏi dưới lòng suối trong rừng. Trong ruột có cát, trầm tích như sạn, bùn, cùng các chất hữu cơ khác. Cơ thể giống lươn, đằng sau có đuôi giúp di chuyển dưới cát. Xương sườn bảo vệ các cơ quan nội tạng và tạo thuận lợi khi di chuyển dưới cát. Bộ hàm răng cưa ngăn cản những hạt cát lớn vào bên trong miệng. Mắt có da che chắn bảo vệ khỏi sự cọ xát của cát", trích nghiên cứu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Đăng ngày: 11/04/2025
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 10/04/2025
13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News