Phát hiện phần thi thể mất tích của hoàng hậu bị hành quyết
Di hài của một phụ nữ được lưu giữ trong một nhà thờ ở Ấn Độ nhiều khả năng thuộc về một hoàng hậu Gruzia từng bị xử tử cách đây 400 năm, theo một nghiên cứu ADN mới.
Kết quả phân tích ADN hé lộ, phần di hài vừa được tìm thấy là của Hoàng hậu Ketevan, vợ vua xứ Kakheti ở Gruzia vào những năm 1600. Sau khi chồng bị giết hại và đất nước rơi vào tay vua Ba tư Shah Abbas I, bà Ketevan đã trở thành tù nhân của kẻ xâm lược.
Hoàng hậu Ketevan đã ốm yếu, tiều tụy ở Shiraz, Iran, trong suốt gần 1 thập niên sau đó. Tuy nhiên, năm 1624, vua Shah Abbas yêu cầu bà phải cải từ Thiên Chúa giáo sang đạo Hồi và trở thành tì thiếp của ông.
Do hoàng hậu Ketevan kháng lệnh, nên vua Ba Tư đã sai lính tra tấn và hành hình bà vào ngày 22/9/1624. Không lâu sau đó, Giáo hội chính thống Gruzia đã phong thánh cho bà Ketevan.
Ảnh: Wikimedia Commons
Tạp chí Mitochondrion dẫn lời Niraj Rai, nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Sinh vật học phân tử và tế bào ở Hyderabad, Ấn Độ, cho biết, trước khi chết, hoàng hậu Ketevan đã kết thân với 2 tu sĩ dòng thánh Augustine, những người hết sức tận tâm với bà. Truyền thuyết kể rằng, năm 1627, hai tu sĩ này đã bí mật đào lấy di hài của hoàng hậu và đưa ra khỏi Iran.
Một tài liệu cổ của Bồ Đào Nha có ghi, xương cốt của hoàng hậu Ketevan đã được lưu giữ trong một quan tài đá màu đen, cất giấu trong cửa sổ của Nữ tu viện Thánh Augustine ở Goa, Ấn Độ.
Sau nhiều thế kỷ, một phần của tu viện đã bị sụp đổ và nhiều đồ vật có giá trị đã bị bán dần bán mòn. Những nỗ lực đầu tiên nhằm tìm kiếm di hài của bà hoàng Grudia đã thất bại.
Dẫu vậy, bắt đầu từ năm 2004, nhà nghiên cứu Rai và các cộng sự đã khai quật khu vực mà họ tin là chứa hài cốt của bà Ketevan. Họ rốt cuộc đã tìm thấy một mảnh xương cánh tay bị vỡ và 2 mảnh xương khác, cũng như những mẩu hộp màu đen.
Để xác định xem các mảnh xương có thuộc về hoàng hậu Ketevan hay không, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất ADN vốn chỉ được tìm thấy trong tế bào chất của trứng và được di truyền qua mẹ.
Kết quả cho thấy, xương cánh tay thuộc về một phụ nữ có dòng di truyền U1b. Trong khi khảo sát đối với 22.000 người ở tiểu lục địa Ấn Độ không phát hiện bất kỳ người nào có dòng di truyền U1b. Ngược lại, dòng di truyền này tương đối phổ biến ở một mẫu gồm 30 người đến từ Gruzia.
Hai mảnh xương khác lại mang đến bằng chứng rằng chúng thuộc về các dòng di truyền phổ biến ở Ấn Độ, củng cố những tài liệu cho rằng, di hài của hoàng hậu Ketevan được lưu trữ cùng nơi với xương cốt của 2 tu sĩ địa phương.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
