Phát hiện phóng xạ cách bờ biển Nhật 650km
Phóng xạ từ thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima đã được phát hiện ở cách xa bờ biển Nhật tới gần 650km, trên Thái Bình Dương, với chỉ số phóng xạ cao hơn mức trước đó tới 1.000 lần.
>>> Nhật Bản phát hiện bê tông xây nhà bị nhiễm xạ
Tuy nhiên, nồng độ chất phóng xạ cesium-137 ở mức dưới nguy hiểm cho động vật và người ăn hải sản, said Ken Buesseler, thuộc Viện hải dương học Woods Hole, Masachusetts, Mỹ cho hay.
Thông tin trên được ông công bố vào ngày hôm qua tại thành phố Salt Lake, trong cuộc hội thảo Khoa học Đại dương hàng năm, với sự tham dự của hơn 4.000 nhà nghiên cứu.
Kết quả trên được lấy từ mẫu nước hồi tháng 6, tức 3 tháng sau khi xảy ra thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ngoài hàng ngàn mẫu nước, các nhà nghiên cứu cũng lấy mẫu cá và sinh vật phù du, song tìm thấy lượng cesium-137 dưới mức giới hạn về sức khỏe rất nhiều.
Cũng theo Buesseler, mẫu nước được lấy trong bán kính từ khoảng 30 - 650km tính từ bờ biển đông nhà nhà máy Fukushima. Mức độ tập trung của phóng xạ cesium-137, có khả năng gây ung thư, ở vào mức gấp 10 - 1.000 lần bình thường. Tuy nhiên, mức này vẫn chỉ bằng khoảng 1/10 mức được xem là nguy hại.
Cesium-137 không phải là chất phóng xạ duy nhất thoát ra từ nhà máy Fukushima, nhưng được đặc biệt quan tâm bởi nó tồn tại lâu trong môi trường. Vòng đời hay chu kỳ phân rã của nó lên tới 30 năm.
Buesseler cho biết, chỉ số phóng xạ cao nhất vào tháng 6 năm ngoái không phải luôn ở những vị trí gần với nhà máy Fukushima. Bởi các dòng biển xoáy đã tạo nên sự tích tụ của phóng xạ.
Ngoài ra, hầu hết phóng xạ cesium-137 được phát hiện có lẽ đã ngấm vào địa dương qua nước thải, chứ không phải là trong bụi không khí.
Hartmut Nies, thuộc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, cho biết phát hiện của Buesseler không có gì đáng ngạc nhiên, do đại dương rộng lớn và khả năng hấp thụ cũng như làm loãng các chất. “Đây là điều chúng tôi đã dự đoán”, ông Nies cho biết sau khi ông Buesseler trình bày nghiên cứu của mình.
Ông Nies cũng cho biết nồng độ cesium-137 trong nước đã bị hòa loãng rất nhiều khi ở cách bờ biển chỉ cần 30km. “Nếu không phải là nước biển, bạn có thể uống nước mà không có vấn đề gì".

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
