Phát hiện phương thức ướp xác còn nguyên nội tạng của người Ai Cập
Mới đây, sau khi nghiên cứu hai xác ướp cổ đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra phương thức ướp xác kỳ lạ chưa từng có của người Ai Cập cổ đại.
Hé lộ phương thức ướp xác còn nguyên nội tạng của người Ai Cập cổ đại
Hai xác ướp cổ đại thuộc về Kha, kiến trúc sư hoàng gia nổi tiếng của Vương triều thứ 18, và vợ của ông, Merit. Trước đây, do nội tạng của Kha và Merit vẫn còn nguyên bên trong xác, không giống với phương pháp ướp xác hoàng gia thông thường của Vương triều thứ 18, nên các nhà khoa học đã tin rằng hai người được chôn cất sau khi trải qua quá trình ướp xác sơ xài hay thậm chí không được ướp xác, cho dù họ rất giàu có.
Tuy nhiên, đội nghiên cứu phát hiện ra tất cả nội tạng bao gồm não, các cơ quan nội tạng phần ngực và bụng cũng như cầu mắt, cơ, dây thần kinh, đều được bảo quản một cách hoàn hảo sau gần 3.500 năm.
Quá trình chụp X-quang xác ướp của Kha. (Ảnh Discovery News)
Frank Rühli, Stephen Buckley, Joann Fletcher, Raffaella Bianucci, Michael Habicht, Eleni Vassilika và đồng nghiệp, phân tích trên tạp chí PLOS ONE rằng, phương thức ướp hai thi thể của Kha và Merit có chứa các thành phần chống vi khuẩn và chống sâu bọ. Bên cạnh đó, xác ướp của vị kiến trúc sư này và vợ ông còn đeo rất nhiều trang sức và bùa hộ mệnh.
Các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật X-quang tổng thể mới và phương pháp phân tích vi lượng hóa học để tìm hiểu cách thức ướp xác. Ngoài ra, việc nghiên cứu phần bọc bên ngoài cũng làm sáng tỏ phần nào quá trình ướp xác.
Nhà hóa học khảo cổ, Stephen Buckley thuộc trường Đại học York, Anh, tiết lộ với Discovery News, “họ được ướp bằng muối natron, tương tự như các xác ướp hoàng gia khác của Vương triều thứ 18, nhưng nội tạng của họ lại vẫn được giữ nguyên.”
Quan tài bên ngoài của xác ướp Kha, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Ai Cập, Turin, Ý. (Ảnh Telegraph)
Cũng theo Buckley, có dấu hiệu cho thấy xác ướp của Kha đã được bơm đầy khí trước khi bắt đầu quá trình khử nước bằng muối natron. Ông cho biết thêm, trong xác ướp của Merit có cả những khớp xương bị tách rời, nhiều khả năng là do quá trình thối rữa của phần nội tạng.
Lăng mộ của Kha và vợ được nhà khảo cổ học người Ý, Ernerto Schiaparell, tìm thấy vào năm 1906 tại vách đá bao quanh khu làng cổ Deir el Medina; đây là ngôi mộ thường dân ít bị động chạm nhất trong thời kỳ New Kingdom của Ai Cập.
Hai cỗ quan tài gỗ lớn chứa hai xác ướp được khai quật cùng 500 đồ vật khác như: Đồ ăn, năm áo quan xếp chồng vào nhau, y phục bằng vải lanh, đồ lót thêu chữ lồng và hai phiên bản cổ nhất của Cuốn sổ Tử thần (Book of the Dead). Toàn bộ số di vật này cùng hai xác ướp hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Ai Cập, Turin, Ý.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.
