Phát hiện "quái vật khổng lồ" cổ đại có răng giống tuốc nơ vít
Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một loài thương long đã tuyệt chủng với những chiếc răng giống như tuốc nơ vít kỳ lạ.
Loài Stelladens mysteriosus có kích thước gấp đôi một con cá heo.
Theo thông cáo báo chí của Đại học Bath của Vương quốc Anh, loài mới trên có tên là Stelladens mysteriosus, có kích thước gấp đôi một con cá heo. Nó có cách sắp xếp răng độc đáo với những đường gờ giống như lưỡi dao chạy dọc theo răng.
“Những chiếc răng kỳ lạ, có gờ” của nó “không giống với bất kỳ loài bò sát nào đã biết” - trường đại học trên nhấn mạnh.
Thương long là loài bò sát thủy sinh khổng lồ, thuộc kỷ Phấn trắng, vốn đã quen thuộc với các nhà khoa học hàng trăm năm. Nhưng đây là lần đầu tiên một con vật có sự sắp xếp răng bất thường như vậy được xác định, theo tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Nick Longrich thuộc Trung tâm Tiến hóa Milner.
Ông Longrich giải thích con vật trên “không giống bất kỳ con thương long hay bất kỳ loài bò sát nào, thậm chí là bất kỳ động vật có xương sống nào mà chúng ta từng thấy trước đây”.
Những chiếc răng hình tuốc nơ vít của loài vật mới phát hiện.
“Cùng với những phát hiện gần đây khác từ châu Phi, con vật trên gợi ý rằng thương long và các loài bò sát biển khác đã tiến hóa nhanh chóng cho đến 66 triệu năm trước, khi chúng bị một tiểu hành tinh quét sạch cùng với khủng long và khoảng 90% các loài trên Trái đất” - thông cáo báo chí của Đại học Bath ghi nhận.
Các chuyên gia khác cũng bày tỏ sự ngạc nhiên trước phát hiện này.
Tiến sĩ Nathalie Bardet, một chuyên gia về đời sống bò sát biển tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Paris, Pháp, cho biết bà vừa "bối rối vừa kinh ngạc" trước phát hiện này.
"Tôi đã nghiên cứu về thương long ở Morocco hơn 20 năm, nhưng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này” – bà nói.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
