Phát hiện quần thể cây giảo cổ lam tại Cao Bằng, Hà Giang
Trong đợt nghiên cứu, khảo sát nguồn dược liệu ở các vùng núi cao phía bắc, các cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Cây thuốc Tuệ Linh cùng với GS.TS Phạm Thanh Kỳ đã phát hiện thấy một quần thể cây Giảo cổ lam mọc hoang dại với trữ lượng tương đối lớn, tại vùng núi cao thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Giảo cổ lam là một loài dược liệu quý hiếm có nhiều lợi ích cho sức khoẻ như chống lão hoá mạnh, làm tăng miễn dịch, giải độc, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo và rất tốt cho người bị rối loạn chuyển hoá lipid, cao huyết áp, tiểu đường…
Cây Giảo cổ lam đã được phát hiện và nghiên cứu tại Việt Nam từ năm 1997 (đề tài nghiên cứu mã số KC10.07.03.03 do GS.TS Phạm Thanh Kỳ làm chủ nhiệm được nhà nước cấp ngân sách 120 triệu đồng). (Giảo cổ lam được dùng từ lâu tại Trung Quốc và Nhật Bản với tên gọi Ngũ diệp sâm, cây trường thọ và được ghi trong sách cổ "Nông chính toàn thư hạch chú" quyển hạ năm 1639).
Giảo cổ lam Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên tại Phan xi păng – Lào Cai trên độ cao hơn 3000m và đã được bào chế dưới dạng trà uống có mặt trên thị trường Việt Nam từ hai năm nay. Các đánh giá về khoa học cho thấy Giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng vượt trội với hàm lượng hoạt chất rất cao, tuy nhiên do khai thác ồ ạt đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này tại Phan xi păng.
Việc phát hiện thấy Giảo cổ lam tại vùng núi Cao Bằng, Hà Giang cho thấy sự phân bố đa dạng và phong phú của các cây thuốc tại các vùng núi phía bắc nước ta, đặt ra những bài toán về nghiên cứu, bảo tồn, và phát triển cũng như việc khai thác khoa học, hợp lý nguồn dược liệu nước nhà. Điều này không chỉ giúp ngành dược chủ động hơn trong hội nhập kinh tế mà còn hạn chế những sai sót về chất lượng các sản phẩm đông dược do nguyên liệu nhập khẩu gây nên (báo chí thời gian vừa qua gọi nguyên liệu dược liệu nhập khẩu không qua kiểm định và bán tràn lan trên thị trường là “rác dược liệu”)
Với việc phát hiện ra vùng nguyên liệu Giảo cổ lam mọc tự nhiên này cũng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của nhân dân nhất là những người bị huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường và tim mạch.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
