Phát hiện sâu dương vật có hàm răng siêu khủng

Các chuyên gia phát hiện, loài sâu dương vật đã rong ruổi trên Trái đất với hàm răng đặc biệt của mình từ 500 triệu năm trước.

Sâu dương vật có hàm răng siêu khủng

Nghe có vẻ khó tin nhưng nghiên cứu mới đây của các chuyên gia thuộc ĐH Cambridge đã chỉ ra rằng, loài sâu dương vật (penis worm) đã rong ruổi trên Trái đất 500 triệu năm trước.

Cùng với đó, các chuyên gia còn khám phá ra được chi tiết, chính cấu trúc đặc biệt hàm răng của sâu dương vật đã giúp chúng "lê la" và sinh sôi trên khắp thế giới.

Từ những hóa thạch phát hiện được, sử dụng điện tử độ phân giải cao và kính hiển vi quang học, các chuyên gia đã phơi bày cấu trúc kỳ lạ răng của một loài sâu dương vật có tên Ottoia.

Theo đó, phần răng của sâu dương vật có hình dạng khác nhau: một số được định hình như hình nón với tua gai nhỏ cùng sợi lông, số khác lại được định hình như móng vuốt gấu...


Hình ảnh mô phỏng loài sâu dương vật Ottoia.


Hình ảnh cấu trúc răng của loài sâu dương vật cổ đại.

Chính vì có kích thước nhỏ bé - dài khoảng 1mm mà trước đây, nhiều người thường lầm tưởng đó là những bào tử. Nhưng bây giờ khi đã xác định được đây là những chiếc răng của loài sâu dương vật, các chuyên gia đã có cái nhìn rõ nét hơn về cấu trúc của những hóa thạch này.

Cụ thể hơn, các răng của sâu dương vật không chỉ được sử dụng để nhai thức ăn mà bằng cách di chuyển phần miệng trong ra ngoài, sâu dương vật sẽ sử dụng phần răng của chúng như một chiếc móc, bám chặt vào bề mặt và sau đó kéo lê phần cơ thể của mình phía sau.


Các loài sâu dương vật xưa được gọi tên là priapulids, bùng nổ vào kỷ Cambri - tồn tại khoảng 500 triệu năm trước.


Ngày nay, sâu dương vật vẫn tồn tại và sống trong các lớp trầm tích đại dương.

Tiến sĩ Martin Smith - người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Với nhiều loài động vật thân mềm, răng được coi là bộ phận khỏe mạnh và linh hoạt nhất. Và nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi nhận thấy, các sinh vật này đã sử dụng răng của mình để kéo lê mình đi khắp nơi trong thời gian kỷ Cambri".

Ông nói thêm: "Hiện nay, sâu dương vật không được mấy ai chú ý tới nhưng trong kỷ Cambri, chúng là những con vật đáng sợ và thực sự bùng nổ vào thời kỳ đó". Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Cổ sinh vật.

Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách di chuyển của loài sâu dương vật này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 08/05/2025
Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới

Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Đăng ngày: 06/05/2025
Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Đăng ngày: 06/05/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 05/05/2025
Khám phá gây bất ngờ ít người biết về thú ăn kiến

Khám phá gây bất ngờ ít người biết về thú ăn kiến

Thú ăn kiến không có răng. Chúng sử dụng chiếc lưỡi dài và dính của mình để bắt mồi.

Đăng ngày: 04/05/2025
Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu

Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu "dị" ở Việt Nam

Loài ếch kỳ lạ này sở hữu bề ngoài giống rắn, khiến không ít người hoảng sợ khi lần đầu tiên nhìn thấy chúng.

Đăng ngày: 30/04/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News