Phát hiện siêu khuẩn kháng thuốc tại một trong những nơi nguyên sơ cuối cùng trên Trái đất
Người ta tìm thấy dấu hiệu của khuẩn kháng thuốc tại những nơi cách rất xa so với xã hội con người. Và tất nhiên, đây là tin chẳng vui chút nào.
Siêu khuẩn kháng thuốc (superbug) đã được WHO liệt kê vào một trong những mối đe dọa lớn nhất với sức khỏe cộng đồng trong năm 2019 . Đây là hệ quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh của con người, ở mọi lĩnh vực trong xã hội.
Tưởng như vi khuẩn kháng thuốc chỉ tồn tại trong những khu vực gần với xã hội con người thôi. Nhưng không! Mới đây, các nhà khoa học từ ĐH Newcastle (Anh) đã tìm ra dấu hiện gene kháng thuốc tại vùng Kongsfjorden thuộc Svalbard (Na-Uy). Nhiều người chắc chưa nghe đến cái tên này, bởi đây được xem là một trong những vùng đất xa xôi và nguyên sơ nhất còn sót lại trên Trái đất.
Cụ thể, chủng vi khuẩn chứa gene kháng thuốc blaNDM-1 lần đầu tiên được xác nhận tại Delhi (Ấn Độ) năm 2008. 2 năm sau, mẫu gene ấy xuất hiện trên các vùng nước tại Delhi, và rồi lan tỏa ra hơn 100 quốc gia, với các chủng vi khuẩn khác nhau.
BlaNDM-1 đã theo phân của các loài động vật mà lan tỏa đến những nơi xa xôi nhất.
Và mới đây, các mẫu đất lấy từ Kongsfjorden cũng xuất hiện gene blaNDM-1, cho thấy sự lan tỏa của khuẩn kháng thuốc đã là rất rộng rồi. Tổng cộng khi xét nghiệm 40 mẫu đất trên 8 địa điểm tại Kongsfjorden, các chuyên gia tìm thấy 131 siêu khuẩn.
Chuyện gì đang xảy ra? Làm sao chúng đến được tận đây?
BlaNDM-1 và các gene kháng thuốc khác thường xuất hiện bên trong ruột người và các loài động vật. Theo các chuyên gia tại ĐH Newcastle, nhiều khả năng đây cũng chính là những con đường đã mang chúng đến với vùng đất hoang sơ này.
Nói đơn giản hơn, blaNDM-1 đã theo phân của các loài động vật mà lan tỏa đến những nơi xa xôi nhất, và đây là một hiện tượng nghiêm trọng. Như đã nêu trên, WHO xếp vi khuẩn kháng thuốc là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, vì gần đây nhiều loại khuẩn đã có thể kháng được Carbapenems - thứ được xem là loại kháng sinh cuối cùng của nhân loại, chỉ được sử dụng khi tất cả các loại thuốc khác đã vô hiệu.
"Các vùng cực được xem là hệ sinh thái nguyên sơ nhất của Trái đất, nơi vẫn còn lưu trữ nền tảng thời kỳ trước khi kháng sinh ra đời, và từ đây giúp ta thấy được gene kháng thuốc đã lan nhanh thế nào" - trích lời David Graham, kỹ sư môi trường tại ĐH Newcastle với 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về khuẩn kháng thuốc.
Các nhà khoa học đã tìm ra dấu hiện gene kháng thuốc tại vùng Kongsfjorden thuộc Svalbard (Na-Uy).
"Việc khuẩn kháng thuốc xuất hiện tại đây đã xác nhận rằng các giải pháp chống lại chúng cần được cả thế giới quan tâm và xây dựng".
Việc lạm dụng kháng sinh trong mọi lĩnh vực, từ thuốc cho đến nông nghiệp, chăn nuôi... con người đã đẩy hiện tượng kháng thuốc cho cả tự nhiên. Giờ đây, thay vì hình thành kháng thể từ từ qua từng thế hệ, vi khuẩn đang đột biến với tốc độ nhanh chưa từng thấy để chống lại thuốc kháng sinh, tạo ra tình huống hết sức tệ dành cho con người.
"Những gì con người đã gây ra thông qua việc lạm dụng thuốc kháng sinh là tăng tốc độ tiến hóa cho vi khuẩn, tạo nên một thế giới có quá nhiều khuẩn có thể kháng thuốc" - Graham chia sẻ thêm.
"Tốc độ kháng thuốc quá nhanh cũng khiến việc chế tạo thuốc mới trở nên kém hiệu quả hơn".

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
