Phát hiện siêu Trái Đất rất gần hệ Mặt Trời
Các nhà thiên văn học tìm thấy ngoại hành tinh Proxima c quay xung quanh ngôi sao lùn đỏ Proxima Centauri, cách Trái Đất chỉ 4,2 năm ánh sáng.
Proxima c được xem là một siêu Trái Đất khi có khối lượng lớn hơn hành tinh của chúng ta nhưng nhỏ hơn sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Nó nặng ít nhất gấp 6 lần Trái Đất và hoàn thành một vòng quay xung quanh sao chủ sau 5,2 năm, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances hôm 15/1.
Đồ họa mô phỏng hệ hành tinh Proxima Centauri. (Ảnh: CNN).
Khám phá được thực hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế, dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Mario Damasso từ Viện Vật lý thiên văn Quốc gia Italy. Proxima c là hành tinh thứ hai được tìm thấy quay xung quanh ngôi sao ngôi sao lùn đỏ Proxima Centauri, sau Proxima b được phát hiện vào tháng 8/2016, biến nó thành hệ hành tinh gần hệ Mặt Trời nhất.
Proxima c được khám phá bằng phương pháp vận tốc hướng tâm dựa trên lực hấp dẫn và hiệu ứng Doppler. Theo đó, một ngôi sao sẽ không hoàn toàn đứng yên mà di chuyển theo một vòng tròn nhỏ do lực hấp dẫn của các hành tinh quay quanh nó. Chuyển động này làm thay đổi bước sóng ánh sáng và màu sắc của ngôi sao. Nếu những thay đổi diễn ra theo chu kỳ, điều đó cho thấy tồn tại một hành tinh đang quay quanh ngôi sao.
Nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy những thay đổi theo chu kỳ ánh sáng của Proxima Centauri và xác định nó không liên quan dến chuyển động của Proxima b, hành tinh nhỏ hơn đáng kể so với Proxima c khi chỉ lớn hơn Trái Đất 1,3 lần và quay hết một vòng quanh ngôi sao chủ sau mỗi 11,2 ngày.
Trong khi Proxima b nằm trong vùng ở được (nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt), Proxima c không có khả năng tồn tại sự sống do nằm quá xa ngôi sao chủ. Bề mặt của hành tinh có thể bị đóng băng hoặc bị bao phủ bởi bầu khí quyển hydro-helium ngột ngạt. Tuy nhiên, do nằm rất gần Trái Đất, Proxima c mang đến cơ hội tốt để nghiên cứu một hệ hành tinh mới.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
