Phát hiện sinh vật kỳ dị trong kén 200 triệu tuổi

Khoảng 200 triệu năm trước, một sinh vật kỳ dị có hình giọt lệ với chiếc đuôi xoắn chặt đã vô tình bị nhốt chặt bên trong một kén nhầy do đỉa cổ đại tiết ra. Cũng nhờ đó mà loài sinh vật này được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay, khi các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch kén ở vùng Nam cực.

Theo các nhà khảo cổ, chiếc kén tìm thấy trông không khác gì kén hiện đại, nhưng bên trong nó là một con vật hình chuông giống như họ ký sinh trùng Vorticella. Cơ thể nó dài khoảng 25 micron, tức là tương đương với chiều rộng của tóc người). Phần đuôi dài khoảng 50 micron và cuộn chặt lại. Và cũng giống như tất cả các sinh vật nhân chuẩn (eurkaryotes) khác, chúng sở hữu một nhân hình móng ngựa cỡ lớn ở bên trong cơ thể chính.

Phát hiện sinh vật kỳ dị trong kén 200 triệu tuổi
Hóa thạch sinh vật 200 triệu năm trước

Theo nhóm nghiên cứu, sinh vật hình chuông này sống vào cuối kỷ Triasic, khi Trái đất ấm hơn hiện nay rất nhiều và các rải dừng nhiệt đới trải dọc theo núi. Tại thời điểm ấy, Nam cực vẫn còn là một phần của siêu lục địa Gondwana.

Những nghiên cứu trong quá khứ từng gợi ý rằng phần đuôi cuộn chặt của sinh vật là một trong những “động cơ” tế bào nhanh nhất mà khoa học từng biết, khi có thể biến đổi từ hình thái thẳng như dây điện thoại thành đuôi xoắn với tốc độ khoảng 8cm/giây. Để dễ hình dung thì tốc độ này tương đương với việc một người chạy hết 3 sân bóng đá chỉ trong 1 giây.

Điều tuyệt vời hơn là sinh vật yếu ớt, tí hon này lại có thể tồn tại qua một quãng thời gian lâu đến như vậy. Cơ chế bảo tồn của kén đỉa trong trường hợp này thực sự là kỳ lạ và hiếm thấy, nhà khảo cổ Benjamin Bomfleur chia sẻ trên LiveScience.

Phát hiện sinh vật kỳ dị trong kén 200 triệu tuổi
Họ ký sinh trong Vorticella hiện đại

Đầu tiên, một con đỉa tiết ra một cái kén nhầy nằm trong nước hoặc trên lá ướt gần sông. Loài sinh vật hình chuông hẳn đã sử dụng phần đuôi dài của nó để dính vào chiếc kén ngay sau đó, nhưng nhanh chóng bị mắc kẹt và cuối cùng là hoàn toàn chui trong kén. Chiếc kén cứng lại sau vài giờ và chìm xuống bùn. Theo thời gian, nó biến thành hóa thạch, Bomfleur nêu giả thiết.

Kiểu bảo tồn này trước đây khoa học chỉ mới tìm được một thí dụ duy nhất, là một chiếc kén 125 triệu năm tuổi bao bọc một con sâu nematode được tìm thấy ở Svalbard.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News