Phát hiện sinh vật lạ hóa thành vàng sau 450 triệu năm
Hóa thạch những sinh vật kỷ Ordovic kỳ lạ đã xuất hiện nguyên vẹn với từng tế bào bị thay thế bởi vàng, nhưng là "vàng của kẻ ngốc".
Được khai quật ở bang New York - Mỹ, những hóa thạch bé nhỏ như những món trang sức vàng lấp lánh đã giúp các nhà cổ sinh vật học xác định một loài mới mang tên Lomankus edgecombei.
"Ngoài màu vàng đẹp và nổi bật, những hóa thạch này còn được bảo quản một cách ngoạn mục" - nhà cổ sinh vật học Luke Parry từ Đại học Oxford (Anh), thành viên nhóm nghiên cứ quốc tế, cho biết.
Cận cảnh hóa thạch 450 triệu tuổi vừa được khai quật ở New York - (Ảnh: CURRENT BIOLOGY).
Theo Science Alert, loài mới là một động vật biển thuộc họ Megacheiran, một lớp động vật chân đốt đã tuyệt chủng với những "cánh tay" lớn ở phía trước cơ thể để bắt con mồi.
Các hóa thạch vừa được khai quật đã 450 triệu tuổi, tức thuộc kỷ Ordovic, là thời kỳ khu vực phía Bắc của vùng nhiệt đới gần như hoàn toàn là đại dương và phần lớn đất đai trên thế giới được tập hợp vào siêu lục địa phía Nam Gondwana.
Các sinh vật kỷ này vô cùng đa dạng và kỳ lạ, kế thừa từ lớp sinh vật của thời kỳ bùng nổ sinh học vĩ đại - kỷ Cambri - trước đó.
Vẻ ngoài của Lomankus edgecombei khi còn sống - (Ảnh đồ họa: Xiaodong Wang).
Việc chúng không hẳn là "hóa thạch" mà hóa thành "vàng của kẻ ngốc" khiến phát hiện càng thú vị.
"Vàng của kẻ ngốc" là cái tên mà các nhà khoa học đặt cho pyrit (FeS2)
Vi khuẩn khử sunfat khi phân hủy vật liệu hữu cơ trong môi trường thiếu oxy sẽ tạo ra tạo ra hydro sunfua. Sau đó, chất này có thể phản ứng với sắt để tạo thành pyrit.
"Các trầm tích chứa hóa thạch có hàm lượng vật liệu hữu cơ thấp nhưng hàm lượng sắt cao, vì vậy xác động vật được bảo quản ở đó giống như những hòn đảo nhỏ, nơi có điều kiện thích hợp để hình thành pyrit" - các tác giả giải thích.
Khoáng vật này có màu sắc đẹp mắt gần giống như vàng, hơi ánh đồng, rất dễ bị lầm lẫn. Vì vậy mới có cái tên "vàng của kẻ ngốc".
Loài mới này mang nhiều đặc điểm tiến hóa khác biệt so với các loài cùng họ kỷ Cambri, với những phần phụ đáng sợ hơn, đa năng hơn.
Vì vậy, dù không phải hóa thành vàng thật, nhưng với niên đại, tình trạng hóa thạch cũng như vị trí trên nấc thang tiến hóa, chúng còn quý hơn vàng ròng.
Nghiên cứu về sinh vật mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
