Phát hiện “sóng thần” vũ trụ có thể quét sạch cả thiên hà

"Sóng thần" khổng lồ đến mức chỉ một cơn sóng cũng có thể "nhấn chìm" toàn bộ thiên hà của chúng ta.

Các nhà khoa học tại Đài quan sát X-quang Chandra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố một phát hiện đặc biệt trong không gian.


Cụm thiên hà Perseus.

Cụ thể, một "sóng thần" khổng lồ chứa khí nóng đang tràn qua cụm thiên hà Perseus - hệ thống hàng nghìn thiên hà trong chòm sao Perseus. Kích thước của nó lớn đến nỗi chỉ một cơn sóng cũng có thể "nhấn chìm" toàn bộ thiên hà của chúng ta, theo trang BRG.

Các nhà khoa học cho rằng một cụm thiên hà nhỏ đã đi qua cụm thiên hà Perseus hơn hàng tỷ năm trước, khuấy động khí quyển của Perseus, tạo ra một vòng xoáy, trong đó hình thành sóng khổng lồ.

Phát hiện về "sóng thần khí" dự kiến sẽ được công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society (Thông báo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia) vào tháng 6 năm nay.

"Sóng thần khí" được cho là có chiều dài khoảng 200.000 năm ánh sáng, khoảng gấp đôi kích thước Dải Ngân hà của chúng ta. Nó được phân loại là sóng Kelvin-Helmholtz, được tạo nên bởi sự bất ổn giữa các chất lỏng không hòa trộn. Kích thước khổng lồ của nó là kết quả trực tiếp của cường độ từ trường của cụm thiên hà Perseus. Sau này, "sóng thần" sẽ tan ra nhưng ít nhất là phải hàng triệu năm nữa.


Hình ảnh minh họa "sóng thần" khổng lồ chứa khí nóng đang tràn qua cụm thiên hà Perseus.

Hình ảnh minh họa "sóng thần" của NASA cho thấy vòng xoáy khổng lồ màu đỏ cam trong không gian, ban đầu chỉ là một chấm nhỏ nhưng sau đó lan rộng và tạo thành chuyển động khí.

Tuy nhiên, khả năng "sóng thần" ảnh hưởng đến Trái Đất là rất nhỏ. Cụm thiên hà Perseus cách Trái Đất 250 triệu năm ánh sáng, và "sóng thần khí" về cơ bản chỉ là kết quả của việc cụm thiên hà xả ra một chút hơi nước, và không ảnh hưởng đến Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 23/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/12/2024
Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Đăng ngày: 02/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời

Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời

Nếu chế tạo được tàu vũ trụ di chuyển với vận tốc ánh sáng 1.080 triệu km/h, con người có thể khám phá những hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời chỉ trong phút chốc.

Đăng ngày: 13/10/2024
Hệ Mặt Trời là gì?

Hệ Mặt Trời là gì?

"Hệ Mặt Trời" (Thái Dương Hệ) là "một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời".

Đăng ngày: 24/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News