Phát hiện sương mù có chứa kim loại nặng

Các khu rừng hồng sắc (gỗ đỏ) cao chót vót dọc theo bờ biển California được biết đến với sương mù dày đặc cuộn lên từ đại dương hầu như mỗi đêm. Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện ra các đám sương mù này có chứa thủy ngân.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sương mù lấy mẫu trong và xung quanh Santa Cruz, California, có chứa các kim loại nặng thủy ngân, chất lỏng màu bạc được tìm thấy trong các nhiệt kế cũ nhưng không ai biết nguồn gốc của thủy ngân này đến từ đâu. Kết quả mới được trình bày tại hội nghị Hiệp hội Địa Vật lý Mỹ (American Geophysical Union) tại San Francisco ngày 4/12 cho thấy rằng thủy ngân có thể có nguồn gốc từ đại dương.

”Một lượng nhỏ thủy ngân không đủ để gây hại cho người đi bộ xung quanh trong sương mù - bạn có thể tìm thấy thủy ngân trong cá ngừ”, nhà hóa học khí quyển Peter Weiss-Penzias tại Đại học California, Santa Cruz nói. “Tuy nhiên, sương mù là một đấu thủ lớn trong vòng tuần hoàn nước của bờ biển trung tâm California. Và kể từ khi thủy ngân tích lũy trong thực vật và động vật, và tích tụ nhiều hơn khi nó di chuyển xa hơn trong chuỗi thức ăn, sự hiện diện của chất gây ô nhiễm này (thủy ngân) đặt ra một mối đe dọa đến hệ sinh thái".

Weiss-Penzias và các đồng nghiệp của ông đã đo nồng độ dimethyl thuỷ ngân nước biển, một dạng khí không ổn định của thủy ngân - ở các độ sâu khác nhau, từ 3.300 feet (1.000 mét) đến bề mặt của vịnh Monterey trong mùa xuân năm nay. Họ đã phát hiện ra nồng độ cao nhất của dimethyl thủy ngân xung quanh độ sâu 660 feet (200 mét). "Trên 200 mét, bạn xâm nhập vào nơi mà dimethyl thủy ngân ít ổn định hơn, vì vậy nó phân hủy và một phần trong số đó thoát vào khí quyển”, Weiss-Penzias giải thích.

Kết hợp nghiên cứu này với các phép đo chỉ ra rằng sương mù là phương tiện vận chuyển cho 60 đến 99% của tất cả các sự vận chuyển thủy ngân từ không khí tới đất. Weiss-Penzias cho biết ông nghĩ rằng đại dương chính là nguồn cung cấp thủy ngân trong trường hợp của California. Ông lên kế hoạch nhằm thu thập các phép đo dimethyl thuỷ ngân trong khí quyển trực tiếp trên đại dương để khẳng định giả thuyết của ông và cũng muốn nghiên cứu các chất gây ô nhiễm khác, bao gồm thuốc bảo vệ thực vật có thể được mang đến trong cái lạnh giá của sương mù.

"Có một chút bí ẩn về nguồn gốc xuất xứ của thủy ngân, nhưng tôi nghĩ rằng những gì chúng ta đang thấy là một hiện tượng có quy mô lớn mà hiện tượng này phải thực hiện với nước trồi (upwelling) của nước biển sâu dọc theo bờ biển", Weiss-Penzias nói trong một tuyên bố.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News