Phát hiện tảng băng trôi "khủng" ở Nam Cực
Một tảng băng trôi có kích thước khổng lồ, với diện tích gấp tám lần kích thước của khu Manhattan (Mỹ) và to ngang thành phố Hamburg (Đức), đã vỡ ra tại một sông băng ở Nam Cực.
Các vệ tinh quan sát trái đất TerraSAR-X của Đức phát hiện tảng băng khổng lồ trên khi nó tách khỏi sông băng Pine Island. Giới khoa học cho biết, đây là hệ quả của một vết nứt khổng lồ được phát hiện lần đầu năm 2011, vết nứt này tạo ra một tảng băng trôi có kích thước 720km2.
Vết nứt khổng lồ trên sông băng Pine Island. (Ảnh: Wikimedia Commos)
Ông Angelika Humbert, nhà nghiên cứu băng tại học viện Alfred Wegener ở Bremerhaven, Đức cho biết: "Các tảng băng được sinh ra từ dòng chảy của các sông băng và lớn như thành phố Hamburg”.
Theo giới chuyên gia, các tảng băng lớn thường tách khỏi sông băng khoảng 6 đến 10 năm một lần, và các sự kiện tương tự đáng chú ý từng xảy ra vào năm 2007 và năm 2011. Các tảng băng trôi không được cho là một phần kết quả của sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, các sông băng vẫn là nguồn gốc của khoảng 10% tất cả các mảng băng tan chảy ở phía tây của Nam Cực.
Natureworldnews dẫn lời ông David Vaughan từ đoàn khảo sát Nam Cực của Anh nói với BBC: “Pine Island là sông băng co lại nhanh nhất trên hành tinh, nó mất băng nhiều hơn bất kỳ sông băng nào khác và nó góp phần làm mực nước biển tăng lên nhanh chóng”.
Sông băng Pine Island là một suối băng lớn ở biển Amundsen, nó chiếm khoảng 10% diện tích ở tây Nam Cực. Sông băng này được phát hiện bởi Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ và Hải quân Mỹ những năm 1960-1969 bằng hình ảnh chụp từ trên không.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
