Phát hiện tập tính giao phối "chết chóc" của loài giun
Một nghiên cứu về động vật lưỡng tính mới đây chỉ ra, những con giun tròn cái sẽ chết nhanh hơn nếu như giao phối với con đực.
>>> Dùng giun để giải mã “cơ chế thanh xuân” ở người
Chúng ta đều biết rằng, đa phần giun tròn là loài động vật lưỡng tính, điều đó có nghĩa, những con giun nhỏ này có thể tự sinh sản mà không cần tới con đực. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Princeton cho thấy, những con giun tròn cái sẽ sớm già và chết nếu giao phối với con đực.
Giun tròn có một đặc điểm thú vị là gần 99,9% dân số là lưỡng tính - những con cái với 2 nhiễm sắc thể X nhưng có thể tạo ra tinh trùng và tự thụ tinh để đẻ con. 0,1% còn lại là đực với 1 nhiễm sắc thể X. Do những con vật này có thể tự sinh sản, các nhà nghiên cứu băn khoăn tại sao giống đực vẫn tồn tại khi nó không thực sự cần thiết.
Tuy vậy, khi cho con đực giao phối với con cái, các nhà khoa học lại phát hiện, tuổi đời của con cái co rút ngắn lại. Chuyên gia dự đoán, tinh trùng nam đã khiến cho con cái bị mất nước, teo lại và chết.
Tác giả của nghiên cứu Coleen Murphy cho biết: "Tuổi đời của giun tròn cái sẽ giảm từ 1/3 - 1/2 sau khi giao phối với con đực". Lý giải cho hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng, khi tinh dịch nam của giun đực (được gọi là DAF-9) vào tới trong cơ thể con cái, chúng sẽ gây ra sự kích thích các phản ứng tới phân tử hormone gây căng thẳng (gọi là DAF-12) khiến con cái căng thẳng, mất chất béo, tuổi thọ giảm.
Trong suốt 7 ngày, những con giun tròn cái giao phối với con đực (hàng dưới) ngày một teo lại và chết, trong khi con giun hàng trên không giao phối vẫn sống bình thường
Nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia nhận thấy, tác động của tinh trùng gây "chết người" này không chỉ xảy ra với loài giun tròn (elegans) mà còn ở các loài giun không lưỡng tính từ chi Caenorhabditis.
Giun tròn là loài vật thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để đi tìm lời giải cho câu hỏi cơ bản về tình dục và sinh sản. Loài vật nhỏ bé này sống trong đất và ăn vi khuẩn. Nó nhỏ và có con đường di truyền tương tự như của con người. Nghiên cứu về tập tính sinh hoạt tình dục ở giun tròn, các chuyên gia sẽ phần nào hiểu được mối quan hệ giữa tuổi thọ và sự sinh sản.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
