Phát hiện thằn lằn sặc sỡ kỳ lạ tại Peru
Trong khu rừng rậm lạnh lẽo cao chót vót thuộc dãy Andes, phía nam Peru, các nhà nghiên cứu đã tình cờ phát hiện loài thằn lằn mới với những họa tiết sặc sỡ vô cùng bắt mắt.
>>> Phát hiện hóa thạch loài săn mồi cổ nhất Nam Mỹ
Điều khiến các nhà thám hiểm ngạc nhiên là tại sao trên vùng đất lạnh giá vốn là nơi sinh sống của các loài động vật máu nóng mà thằn lằn hoa lại có thể tồn tại và phát triển.
Một con thằn lằn đực Potamites montanicola
Loài bò sát nửa sống trên cạn nửa sống dưới nước này mang tên Potamites montanicola chỉ dài khoảng 6,4cm. Do bản tính nhút nhát nên nó sống dường như tách biệt khỏi thế giới động vật trong rừng.
Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện con thằn lằn hoa kỳ lạ trên là vào tháng 8/2010 khi nó đang ngụm lặn trong một dòng suối trên núi.
Ngay từ thời điểm đó, nhà khoa học Germán Chávez đã khẳng định con thằn lằn Potamites montanicola thuộc loài thằn lằn mới bởi hình dáng và màu sắc trên cơ thể nó hoàn toàn khác lạ với giống thằn lằn Potamites, sinh sống quanh dãy núi Andes.
Sau 3 tháng lùng sục khắp các cánh rừng trên độ cao từ 1.570 – 2.100m, vào một đêm tháng 11, cách dòng suối lần đầu nhà nghiên cứu Chávez phát hiện con thằn lằn hoa khoảng 6,4cm, các nhà khoa học đã được chứng kiến hình ảnh một vài con thằn lằn lạ đang chạy nhảy, bơi lội dưới dòng suối.
Thằn lằn Potamites montanicola sống nửa trên cạn nửa dưới nước
Ông Chávez chia sẻ: “Hiện tại chúng tôi chưa rõ loài bò sát nhỏ bé này chỉ chuyên hoạt động về đêm hay đơn giản là chúng đã bị chúng tôi đánh thức nên đang trên đường chạy trốn, ngụm lặn dưới nước”.
Các nhà nghiên cứu đang đi tìm lời giải thích cho câu hỏi tại sao nhiệt độ trên núi vào ban đêm chỉ từ 10 - 15ºC, điều kiện thời tiết vô khắc nghiệt đối với sinh vật máu lạnh, mà loài thằn lằn hoa kỳ lạ này vẫn có thể tập trung nguồn năng lượng để chạy và bơi trong làn nước lạnh giá.
“Khả năng điều hòa thân nhiệt của loài thằn lằn Potamites montanicola thực sự là một điều bí ẩn thôi thúc giới khoa học khám phá”, ông Chávez nói.
So với khu vực sống phổ biến của các giống thằn lằn Potamites, thằn lằn hoa P. montanicola sống ở khu vực cao hơn khoảng 1.000m và nhiệt độ thì lạnh giá hơn rất nhiều.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam
Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.
