Phát hiện thị trấn tiền sử cổ nhất châu Âu
Các nhà khảo cổ ở Bulgaria cho biết đã phát hiện được thị trấn tiền sử lâu đời nhất từng được thấy ở châu Âu.
Cấu trúc có tường kiên cố nằm gần thị trấn Provadia, đông nam Bulgaria thời nay được cho là một trung tâm sản xuất muối quan trọng. Phát hiện tại đông bắc Bulgaria này có thể giải thích cho kho vàng khổng lồ được tìm thấy gần 40 năm trước.
Các nhà khảo cổ tin rằng thị trấn này có khoảng 350 cư dân và có từ những năm 4700 đến 4200 trước Công nguyên, tức khoảng 1.500 năm trước khi nền văn minh Hy Lạp cổ đại bắt đầu.
Người dân khi đó đã biết nấu nước sôi ở một con suối trong khu vực và sử dụng nó để tạo muối viên, được bán và dùng để bảo quản thịt. Muối rất phổ biến vào thời điểm đó và giới chuyên gia cho rằng điều này cũng có thể giải thích cho sự tồn tại của các bức tường đá bảo vệ khổng lồ bao quanh thị trấn.
Thị trấn thời tiền sử ở Provadia có nhà hai tầng và tường bảo vệ bao quanh.
Hoạt động khai quật tại khu vực đã được bắt đầu từ năm 2005 và các nhà khảo cổ cũng phát hiện tàn tích của những ngôi nhà hai tầng, hàng loạt hố được dùng cho các nghi lễ, cũng như các phần của kiến trúc cổng cùng pháo đài.
Một nghĩa địa nhỏ, chôn cất người chết, cũng được tìm thấy vào đầu năm nay và hiện các nhà khảo cổ học vẫn đang nghiên cứu.
“Chúng tôi không nói về một thị trấn giống như thành phố của Hy Lạp, Rome cổ đại hay những khu định cư thời trung cổ, mà nói về những gì cấu tạo nên một thị trấn ở thiên niên kỷ thứ năm trước công nguyên. Đây là điều các nhà khảo cổ đều nhất trí”, Vasil Nikolov, nhà nghiên cứu tại Viện khảo cổ quốc gia Bulgaria cho biết với hãng thông tấn AFP.
Nhà khảo cổ Krum Bachvarov, cũng thuộc Viện khảo cổ quốc gia Bulgaria, cho rằng phát hiện mới “đặc biệt thú vị”. “Những bức tường lớn bao quanh khu vực, được xây rất cao, với một số là những khối đá. Đây là điều chưa từng thấy trong khi khai quật các khu tiền sử ở đông nam châu Âu”, ông cho hay.
Những mỏ muối tương tự gần Tuzla ở Bosnia và Turda ở Romania cũng giúp chứng minh sự tồn tại của một loạt nền văn minh cũng biết khai thác đồng và vàng ở dãy núi Carpathia và Balkan trong cùng giai đoạn này.
Tham khảo: BBC

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
