Phát hiện thiên thể xa nhất trong Hệ Mặt trời

Thiên thể 2018 VG18 màu hồng nhạt, có đường kính khoảng 500km và mất hơn 1.000 năm để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời.

Các nhà thiên văn thông báo phát hiện thiên thể xa nhất trong hệ Mặt Trời nhờ kính viễn vọng đặt tại Mauna Kea, Hawaii, hôm 17/12, theo Mashable. Thiên thể có tên chính thức là 2018 VG18 và được đặt biệt danh là "Farout".

Phát hiện thiên thể xa nhất trong Hệ Mặt trời
Thiên thể 2018 VG18 trong ảnh chụp của kính viễn vọng. (Ảnh: Scott S Sheppard/David Tholen).

2018 VG18 cách Mặt Trời xa gấp 120 lần Trái Đất (khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời là gần 150 triệu km). Nó xa hơn khoảng 35,4 tỷ km so với Eris, thiên thể xa thứ hai trong hệ. Eris là hành tinh lùn có kích thước tương đương sao Diêm Vương.

"Hiện tất cả những gì chúng tôi biết về 2018 VG18 là khoảng cách so với Mặt Trời, đường kính ước tính và màu sắc. Vì quá xa nên nó hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời rất chậm, có khả năng mất tới hơn 1.000 năm", David Tholen, nhà thiên văn tại Đại học Hawaii, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. Tholen cùng các đồng nghiệp xác định, 2018 VG18 màu hồng nhạt, đường kính khoảng 500km và có thể hình cầu giống sao Diêm Vương.

Phát hiện thiên thể xa nhất trong Hệ Mặt trời
Minh họa thiên thể màu hồng 2018 VG18. (Ảnh: Roberto Molar Candanosa).

Việc phát hiện 2018 VG18 không phải là tình cờ. Nhóm nhà khoa học từ lâu đã tìm kiếm các vật thể tương tự trong hệ Mặt Trời, trong đó có hành tinh X, hay hành tinh thứ 9. Đây được cho là một siêu Trái Đất - hành tinh với khối lượng lớn hơn Trái Đất nhưng nhỏ hơn sao Hải Vương. Lực hấp dẫn của hành tinh này nhiều khả năng đã tác động tới các thiên thể ở phía xa của hệ Mặt Trời.

"Có thể tồn tại một vật thể khác, kích thước tương đương một hành tinh, đang ảnh hưởng đến quỹ đạo của chúng", Elisabeth Adams, nhà khoa học nghiên cứu hành tinh lùn và ngoại hành tinh tại Viện Khoa học Hành tinh, nhận định. Các chuyên gia cho rằng, nhiều thiên thể thuộc nhóm này vốn hình thành ở khá gần Mặt Trời hàng tỷ năm trước, vì đó là nơi hầu hết vật chất trong hệ tồn tại.

Dù chưa rõ nguyên nhân khiến 2018 VG18 bị đẩy ra xa như vậy, việc phát hiện thiên thể này vẫn là sự kiện khoa học đáng chú ý. "Thật tuyệt vời, phát hiện mới khiến hệ Mặt Trời trở nên rộng lớn hơn nhiều", Adams nhận xét. Ông cho rằng vẫn còn nhiều thiên thể xa xôi như vậy chưa được con người biết tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao hố đen không nuốt gọn cả vũ trụ? Đây có thể là đáp án!

Tại sao hố đen không nuốt gọn cả vũ trụ? Đây có thể là đáp án!

Hố đen vũ trụ là một khái niệm bí ẩn và cực kỳ đáng sợ trong vũ trụ. Theo như định nghĩa, đó là một khối vật chất bị nén đến cực đại, khiến trường hấp dẫn xung quanh là cực kỳ lớn.

Đăng ngày: 18/12/2018
Nga - Trung Quốc

Nga - Trung Quốc "phù phép" khí quyển

Trung Quốc và Nga đang thử nghiệm một công nghệ gây tranh cãi nhằm chỉnh sửa tầng điện ly của khí quyển.

Đăng ngày: 18/12/2018
Ảnh thực tế hai ngôi sao đang

Ảnh thực tế hai ngôi sao đang "ăn" lẫn nhau

Hình ảnh về kiểu "tương tác" này của các ngôi sao được chụp ở phổ cận hồng ngoại bởi Viễn vọng kính ngoại cỡ tại đài quan sát nam Châu Âu.

Đăng ngày: 18/12/2018
Bí ẩn cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên: Phi hành gia thứ 3 và nỗi ám ảnh suốt đời

Bí ẩn cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên: Phi hành gia thứ 3 và nỗi ám ảnh suốt đời

Không chỉ là sứ mệnh đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng, mà đây còn là sứ mệnh với nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng biết đến.

Đăng ngày: 18/12/2018
Tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng ion sắp lên đường tới sao Thủy

Tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng ion sắp lên đường tới sao Thủy

Sứ mệnh thăm dò không gian hợp tác giữa Châu Âu và Nhật Bản vừa lên đường đến sao Thủy, đặc biệt đây là con tàu không gian sử dụng năng lượng ion.

Đăng ngày: 17/12/2018
Ngôi sao phát nổ gần Trái đất, tiêu diệt cá mập khổng lồ

Ngôi sao phát nổ gần Trái đất, tiêu diệt cá mập khổng lồ

Cá mập siêu khổng lồ, bò biển to như cá voi... đã tuyệt chủng do hàng loạt ngôi sao phát nổ trước khi chết đi, ở khoảng cách đủ gần để tung phóng xạ xuống Trái đất.

Đăng ngày: 15/12/2018
Công bố ảnh chụp khí quyển Mặt Trời từ khoảng cách gần nhất

Công bố ảnh chụp khí quyển Mặt Trời từ khoảng cách gần nhất

Tàu thăm dò của NASA chụp lại vành nhật hoa, hay lớp khí quyển ngoài của Mặt Trời, từ cách xa 27,2 triệu km.

Đăng ngày: 14/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News