Phát hiện thời gian tập thể dục tốt nhất cho đường huyết: Tập đúng thì tiểu đường "tránh xa"

Ai cũng biết tập thể dục tốt cho sức khỏe, nhưng tập lúc nào thì có lợi nhất có đường huyết?

Tất cả chúng ta đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tập thể dục. Hoạt động thể chất thường xuyên là rất quan trọng để duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch vành, đột quỵ và ung thư.

Tuy nhiên, tập thể dục cũng có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường loại 2.

Để đạt được các lợi ích trên của tập thể dục, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên tất cả chúng ta nên tập thể dục hằng ngày và ít nhất 150 phút mỗi tuần.

Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, tập thể dục vào một thời điểm cụ thể trong ngày có thể là tốt nhất cho những người muốn kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Béo phì. 186 người trưởng thành với độ tuổi trung bình là 46 được xếp vào nhóm thừa cân hoặc béo phì đã tham gia nghiên cứu. Hoạt động thể chất và đường huyết của người tham gia được theo dõi đồng thời trong hai tuần bằng thiết bị.


Tập thể dục buổi tối là cách hiệu quả nhất để giảm đường huyết.

Kết quả cho thấy tập thể dục buổi tối là cách hiệu quả nhất để giảm đường huyết. Điều này được ghi nhận khi những người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì tham gia các hoạt động thể chất cường độ từ vừa phải đến mạnh vào buổi tối.

Trước đây, cường độ tập thể dục từ vừa phải đến mạnh đã được chứng minh là giúp tăng cường cân bằng nội môi glucose, nghĩa là giúp kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về thời điểm tối ưu cho hoạt động này đối với đường huyết.

Tác giả nghiên cứu, Jonatan R Ruiz, đến từ Đại học Granada ở Tây Ban Nha, giải thích: "Kết quả của chúng tôi nêu bật tầm quan trọng của việc khuyến cáo tập thể dục một cách chính xác. Trong thực hành lâm sàng, các nhân viên y tế và thể thao nên xem xét thời gian tối ưu trong ngày để nâng cao hiệu quả của các chương trình tập thể dục và hoạt động thể chất mà họ khuyến cáo".

Renee J Rogers, nhà khoa học cấp cao của Trung tâm Y tế Đại học Kansas (Mỹ) - người không tham gia vào nghiên cứu, nói với Eureka Alert: "Nghiên cứu này cung cấp thêm những hiểu biết sâu sắc hơn – thay vì chỉ khuyên bệnh nhân hoạt động thể chất nhiều hơn, các chuyên gia có thể khuyên bệnh nhân hoạt động thường xuyên nhất có thể và ưu tiên vận động từ chiều đến tối nếu muốn điều chỉnh lượng glucose".

Bệnh tiểu đường loại 2 phổ biến hơn nhiều so với loại 1, chiếm khoảng 90% số ca tiểu đường. Các yếu tố nguy cơ phổ biến của tình trạng này bao gồm thừa cân hoặc béo phì và thiếu hoạt động thể chất, tuy nhiên, nó cũng có thể di truyền trong gia đình.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất