Phát hiện tiền thân sự sống Trái đất ở một Mặt trời khác
Dấu vết những "khối xây dựng sự sống" từng tồn tại trên Trái đất đã được tìm thấy ở nơi một ngôi sao non trẻ giống với mặt trời đang hình thành.
Nhóm nghiên cứu do Đại học Queen Mary (London - Anh) dẫn đầu đã quan sát IRAS16293-2422 B - một "protostar" hay "tiền sao", tức một ngôi sao ở giai đoạn cực kỳ non trẻ, đang dần hình thành. IRAS16293-2422 B được chú ý vì một phần nó cùng loại với Mặt trời của chúng ta, nằm trong khu vực hình thành sao Rho Ophiuchi, thuộc chòm sao Ophiuchus.
Khu vực chứa ngôi sao non trẻ IRAS16293-2422 B - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).
Mới đây, qua các dữ liệu thu thập bởi hệ thống kính viễn vọng vô tuyến ALMA đặt ở Chile, nhóm nghiên cứu bất ngờ phát hiện ra dấu vết của các phân tử glycolonitrile ngay trong vùng hình thành sao cách Trái đất 450 năm ánh sáng này.
Glycolonitrile chính là những "khối xây dựng sự sống" sơ khai và cũng là thứ đã khởi nguồn cho sự sống trên hành tinh chúng ta. Phân tử này có công thức hóa học là HOCH2CN, tức chứa các nguyên tử carbon, oxy, hydro, nitơ. Nó được cho là tiền thân của sự hình thành adenine, thành phần cơ bản trong cả DNA và RNA.
Phân tử glycolonitrile - tiền thân của sự sống trên Trái đất được tìm thấy trong các vật liệu sẽ tạo thành hệ Mặt trời khác - (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).
Vì thế, ngôi sao trẻ nói trên có thể là bản sao tuyệt vời của Hệ Mặt trời, giúp con người hiểu thêm về sự hình thành của sao mẹ Mặt trời và các hành tinh, cũng như cách mà sự sống khởi nguồn trên Trái đất. Ở khu vực hình thành sao này, phân tử tiền sinh học nói trên hiện hữu từ chính trong vật liệu mà mai này sẽ biến thành ngôi sao mẹ và các hành tinh của nó.
Trước đó, họ cũng phát hiện dấu tích của cả methyl isocyanate, một đồng phân của glycolonitrile ngay trong khu vực này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
