Phát hiện tiểu lục địa giữa Greenland và Canada

Tiểu lục địa nguyên thủy chìm dưới nước giữa Greenland và Canada là kết quả khi các mảng kiến tạo ở eo biển Davis dịch chuyển và tách giãn không hoàn chỉnh.

Một tiểu lục địa được phát hiện ở eo biển Davis giữa đảo Baffin, Canada và Greenland. Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Gondwana Research, các nhà khoa học đến từ Anh và Thụy Điển lập bản đồ tiểu lục địa bằng dữ liệu trọng lực và dữ liệu phản xạ địa chấn để phục dựng mảng kiến tạo của khu vực, IFL Science hôm 17/7 đưa tin.

Phát hiện tiểu lục địa giữa Greenland và Canada
Eo biển Davis ở phía tây Greenland. (Ảnh: Wikipedia)

"Thời kỳ tách giãn kéo dài và đáy biển trải rộng giữa Greenland và Bắc Mỹ hình thành các bồn trũng đại dương ở biển Labrador và vịnh Baffin, kết nối bởi eo biển Davis", nhóm nghiên cứu cho biết. "Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất về chuyển động mảng kiến tạo chính xác giữa Greenland và Canada, cũng như quá trình tiến hóa của eo biển Davis. Mô hình trước đây cũng không thể giải thích nguồn gốc của vỏ lục địa dày khác thường ở đường biển này".

Trong quá trình phục dựng quá khứ của khu vực khi Greenland tách khỏi Canada, các nhà nghiên cứu nhận thấy phần vỏ dày khác thường thực chất là một tiểu lục địa. Đó là một khối kiến tạo tách khỏi lục địa, bao quanh bởi vỏ đại dương mỏng hơn.

Việc phân tích dữ liệu phản xạ địa chấn ngoài khơi tây Greenland, cùng với mô hình độ dày vỏ Trái đất mới tổng hợp giúp xác định phần vỏ lục địa tương đối dày (19 - 24km) tách khỏi Greenland. Nhóm nghiên cứu xác định đó là tiểu lục địa không tách ra hoàn toàn. Họ cho rằng sự tách giãn (mảng kiến tạo tách đôi) bắt đầu cách đây khoảng 118 triệu năm, trước khi quá trình tan vỡ lục địa xảy ra khoảng 61,27 triệu năm trước ở biển Labrador. Các lục địa tiếp tục trôi dạt trước khi Greenland va chạm và kết hợp với mảng kiến tạo Bắc Mỹ, tạo ra tiểu lục địa mới.

Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện có thể giúp tăng cường hiểu biết về mảng kiến tạo mà nguy cơ mà chúng có thể đặt ra với người dân trên Trái đất. Việc biết rõ tiểu lục địa hình thành như thế nào cũng giúp ngăn chặn thảm họa trong động đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Một loại vật thể lạ là mối đe dọa lớn cho Trái đất

Một loại vật thể lạ là mối đe dọa lớn cho Trái đất

Một nghiên cứu mới cho thấy các chiến lược phòng thủ hành tinh không nên bỏ qua một dạng vật thể lạ lùng và vô cùng bất ổn, biệt danh " sao chổi tối".

Đăng ngày: 18/07/2024
Video: Khám phá tàu một ray tự thăng bằng

Video: Khám phá tàu một ray tự thăng bằng

Những năm 1900, tàu một ray sử dụng con quay hồi chuyển của nhà phát minh Louis Brennan gây chú ý lớn với khả năng chuyển động linh hoạt.

Đăng ngày: 18/07/2024
Tesla mở

Tesla mở "hộp đêm kỳ quặc nhất thế giới" tại Berlin Gigafactory

Elon Musk là một nhân vật đầy cá tính, nổi tiếng với những ý tưởng đột phá và tầm nhìn xa. Tuy nhiên, không phải lúc nào ông cũng được chào đón nồng nhiệt ở mọi nơi.

Đăng ngày: 18/07/2024
Một mẫu xe Trung Quốc lập kỷ lục thế giới về độ cao cao nhất đạt được của một chiếc ô tô hybrid

Một mẫu xe Trung Quốc lập kỷ lục thế giới về độ cao cao nhất đạt được của một chiếc ô tô hybrid

Chiếc SUV siêu cứng đầu tiên của Fangbao Motors Leopard 5 đã lập Kỷ lục Guinness Thế giới mới - độ cao cao nhất đạt được khi lái một chiếc xe hybrid, độ cao đo được của địa điểm đạt tới 5980,05 mét.

Đăng ngày: 18/07/2024
Thói quen đọc sách ở các thế hệ. Thế hệ nào đọc sách nhiều nhất?

Thói quen đọc sách ở các thế hệ. Thế hệ nào đọc sách nhiều nhất?

Trong số Gen Z, Millennials, Gen X, Baby Boomers và Silent, ai có nhiều khả năng đọc một cuốn sách nhất? Và đó chính là thế hệ Millennials (Gen Y).

Đăng ngày: 18/07/2024
Những quốc gia phá rừng và trồng rừng nhiều nhất trên thế giới

Những quốc gia phá rừng và trồng rừng nhiều nhất trên thế giới

Trồng rừng là một công việc khó khăn và tốn kém, phải đối mặt với nhiều trở ngại liên quan đến môi trường như thời tiết, sâu bệnh và thiên tai.

Đăng ngày: 17/07/2024
Nghiên cứu nguồn khí sau hiện tượng hố nước tự sôi tại Sóc Trăng

Nghiên cứu nguồn khí sau hiện tượng hố nước tự sôi tại Sóc Trăng

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đề xuất các nhà nghiên cứu đánh giá sâu về trữ lượng nguồn khí sau khi có hiện tượng hố nước tự sôi và bốc cháy khi châm lửa.

Đăng ngày: 17/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News